Đó là lý do vào những năm 1950, hệ thống dây an toàn 2 điểm đã ra đời. Đến năm 1959, nhà thiết kế người Thụy Điển Nils Bohlin đã phát triển và hoàn thiện hệ thống dây an toàn ba điểm và được sử dụng cho đến ngày hôm nay và trở thành trang bị tiêu chuẩn cho tất cả các ghế trên xe hơi.
Dây an toàn ba điểm trải rộng trên cơ thể người như ngực, vai, xương chậu và quan trọng nhất là giữ cho người ngồi không bị lao lên phía trước hay bị văng ra ngoài như dây đai an toàn hai điểm và cũng đã trở thành trang thiết bị tiêu chuẩn cho tất cả các ghế trên xe hơi.
Ngày nay, dù sở hữu rất nhiều công nghệ an toàn nhưng dây đai an toàn vẫn là thiết bị không thể thiếu trên mỗi chiếc xe hơi.
Theo tính toán, dây an toàn giúp giảm nguy cơ dẫn đến tử vong cho người ngồi ở hang ghế phía trước lên tới 50%. Riêng tại Mỹ, báo cáo của Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, mỗi năm, dây an toàn cứu sống khoảng 13.000 người tại nước này. Ngoài ra, khoảng 7.000 ca chấn thương có thể không xảy ra nếu nạn nhân chịu khó sử dụng dây an toàn.
Tại châu Âu, đây là yếu tố cơ bản giúp hạn chế các ca tử vong do không cài dây an toàn lên tới 40%.
Tính đến hết năm 2018, theo một số liệu thống kê không chính thức, hơn 1 triệu người đã được cứu sống bởi dây an toàn.
Tại NewZealand, một bộ ảnh các nạn nhân sống sót sau tai nạn nhờ thắt dây an toàn trong một chiến dịch truyền thông đã để lại ấn tượng mạnh cho cả những người tham dự và người xem.
Không quan trọng quãng đường dài hay ngắn, hành động có ý thức nhỏ trước khi di chuyển bằng xe hơi chính là sự bảo đảm cho an toàn, sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Dây an toàn là phát minh vĩ đại của con người, mỗi năm cứu hàng triệu mạng sống. Không quan trọng quãng đường dài hay ngắn, hành động có ý thức nhỏ trước khí di chuyển bằng xe hơi chính là sự bảo đảm cho an toàn, sức khỏe và tính mạng của bạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!