Tác phẩm “Hòa bình lập lại” của tác giả Nguyễn Tiến Chung.
Triển lãm có sự góp mặt của ông Hoàng Đạo Cương (Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); GS. Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia); PGS.TS Lê Thị Thu Hiền (Cục trưởng cục Di sản Văn hóa Việt Nam); họa sĩ Lương Xuân Đoàn (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam); PGS.TS Đỗ Văn Trụ (Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam)... cùng một số đại biểu quốc tế khác và đại diện hơn 30 gia đình của các họa sĩ có tác phẩm trưng bày trong triển lãm lần này.
Các đại biểu tham dự sự kiện
Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Anh Minh nhấn mạnh: “Đề cương về Văn hóa Việt Nam năm 1943 là văn kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, chỉ ra con đường vận động, phát triển của nền văn hóa mới Việt Nam.”
Ông Nguyễn Anh Minh phát biểu khai mạc triển lãm
Triển lãm giới thiệu tới công chúng 80 tác phẩm được sáng tác bởi các thế hệ hoạ sĩ đầu tiên của nền mỹ thuật Việt Nam, trong đó có 22 hoạ sĩ Mỹ thuật Đông Dương. Nội dung triển lãm thể hiện sự hưởng ứng, vận động và chuyển biến về nhận thức tư tưởng của giới văn nghệ sĩ, rời xa cuộc sống chốn phồn hoa đô thị tham gia vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, dũng cảm nhận trách nhiệm xây dựng và phát triển nền văn hóa mới Việt Nam.
“Lớp học bổ túc văn hoá” - Nguyễn Thế Vinh.
Trong thời kỳ đạn bom, bên cạnh cây súng, bút vẽ đã trở thành vũ khí sắc bén của các họa sĩ trên mặt trận văn hóa: họ vẽ tranh, tổ chức triển lãm, làm báo, tuyên truyền, dạy mỹ thuật, hay trực tiếp tham gia chiến đấu; lấy nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân làm niềm cảm hứng, đề tài sáng tác.
Đại biểu ngắm nhìn những bức tranh ghi dấu một thời lịch sử dân tộc.
Hoà mình và tham gia vào những đoàn quân Nam tiến, dân công, Hội Văn hóa Cứu quốc, Thanh niên Cứu quốc, Bộ đội, du kích… người nghệ sĩ - chiến sĩ đã kịp thời ghi lại những hình ảnh chân thực, giàu cảm xúc về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến quyết thắng, thi đua tăng gia sản xuất, truyền thống hiếu học của đồng bào và quân dân cả nước.
“Đồng bào Tây Bắc vui sướng khi được thấy ảnh Hồ Chủ tịch” - Mai Văn Hiến.
“Năm mới tích cực tăng gia” - Mai Văn Nam
Đặc biệt, bộ tranh địch vận của họa sĩ Lương Xuân Nhị là một hình thức tuyên truyền, góp phần làm dao động tâm lý phía bên kia chiến tuyến. Đây cũng là những tác phẩm kinh điển của thể loại tranh cổ động độc đáo của Mỹ thuật Việt Nam.
Khách tham quan nước ngoài chiêm ngưỡng nét đẹp của mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm “Nghệ sĩ là chiến sĩ” là sự tôn vinh và tri ân các thế hệ họa sĩ, những người đã sử dụng bút vẽ, màu và giấy làm vũ khí, đem nhiệt huyết và cả sự hy sinh để cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân, góp phần làm giàu thêm các giá trị về văn hóa Việt Nam.
Một số hình ảnh khác:
Tác phẩm “Đồng chí cố ăn một chút” của họa sĩ Nguyễn Văn Giáo
“Khi giặc Pháp vừa qua đây” - Nguyễn Hiêm
“Truyền đạt kế hoạch diệt cứ điểm” - Nguyễn Đức Nùng
“Đào kênh chiến thắng” - Nguyễn Hiêm
Không gian trưng bày triển lãm
Ông Phillipe Le Failler tại triển lãm
Triển lãm mở cửa đến hết ngày 05/03/2023 tại tầng B, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!