Chợ tình "Phong lưu" - phiên chợ nhớ thương nơi vùng cao Bảo Lạc

Lê Hải-Thứ bảy, ngày 30/09/2023 06:21 GMT+7

Chợ tình

VTV.vn - Chợ tình Phong lưu, một phiên chợ được nhiều người mong chờ vừa được tổ chức tại Bảo Lạc, Cao Bằng trong hai ngày 28 – 29/9 thỏa trí tò mà và ấn tượng với nhiều du khách.

Chợ phiên huyện Bảo Lạc được diễn ra cách nhau 5 ngày vào ngày mùng 5, mùng 10 âm lịch hàng tháng, người dân địa phương gọi là "Háng mường" và trong một năm diễn ra hai phiên chợ Hội gọi là "Háng toán" hay còn gọi là "Háng Phúng lìu" có nghĩa là "Chợ Phong lưu". Phiên chợ này được diễn ra vào ngày 30/3 và ngày 15/8 âm lịch hàng năm; phiên chợ cuối mùa xuân 30/3 là phiên chợ để cho các chàng trai, cô gái làm quen, bén duyên nhau, phiên chợ 15/8 là phiên chợ hẹn ước. Đây là một nét đẹp giàu bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc huyện Bảo Lạc.

Tại phiên chợ tình hằng năm, người ta tìm đến không phải chỉ để mua, để bán những sản phẩm từ bàn tay lao động của mình làm ra, mà còn để gửi gắm niềm thương, nỗi nhớ, cùng uống với nhau chén rượu nồng, trao nhau những khúc hát ân tình say đắm và cùng nhau thi hát giao duyên... Từ xa xưa, cứ đến phiên chợ Phong lưu là các chàng trai, cô gái ở các xã trong và ngoài huyện về tụ hội với những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, làm cho không khí ngày chợ thật nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu.

Trong nét văn hóa đặc sắc đó cần phải kể đến kỷ vật trao duyên là đôi giày vải của cô gái tự tay khâu do đã được ướm chân chàng trai từ phiên chợ 30/3 để rồi tự tay trao cho người mình đã thầm yêu, trộm nhớ và hẹn ước vào ngày 15/8 âm lịch. Tiếp đó, họ cùng nhau thưởng thức các món ăn miền sơn cước, cùng uống chén rượu ngô men lá đắm say lòng người và để cùng say tình say nghĩa, say trong các làn điệu dân ca đằm thắm...

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch UBND huyện Bảo Lạc cho biêt: “Việc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu huyện Bảo Lạc, năm 2023 là điểm nhấn chung, tuy nhiên cũng còn có thêm nhiều hoạt động phong phú như: Trưng bày và giới thiệu không gian văn hóa, gồm: giới thiệu về giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ; giới thiệu văn hóa ẩm thực, các sản vật nổi tiếng của Bảo Lạc như gạo nếp hương, thịt bò khô, thịt lợn chua, thịt lợn treo gác bếp, lạp xườn, măng bào, măng khô, cá gắp, nấm linh chi, nấm hương, Hà thủ ô, Hoàng tinh..., sản phẩm OCOP và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác; Biểu diễn diễn xướng dân gian, gồm: Nghi lễ then dân tộc Tày, Múa Sluông Chầu - trong Nghi lễ cầu phúc, cầu lộc; Nghi lễ đón dâu của dân tộc Tày; Nghi lễ đón dâu của dân tộc Mông; Nghi lễ cấp sắc dân tộc Sán Chỉ; Các mộ thi thể thao dân tộc, gồm: Đẩy gậy, Lày cỏ, Nhảy bao, Gánh nước bằng ống tre, Ném ngô vào gùi và đặc biệt là chương trình Nghệ thuật chào mừng Ngày hội hôm này. Đặc biệt, với du khách khi đến với Bảo Lạc sẽ có thêm điểm hẹn, là thời gian này để trở về, được hòa mình vào không gian văn hóa đặc trưng của địa phương càng làm cho dễ nhớ, dễ mến, dễ gần với vùng đất, con người nơi đây hơn. Qua đó, Chợ tình Phong lưu được nhắc đến khi ai đó muốn về với Cao Bằng nói chung, Bảo Lạc nói riêng.

Chợ tình Phong lưu - phiên chợ nhớ thương nơi vùng cao Bảo Lạc - Ảnh 1.

Nhiều thiếu nữ xúng xính trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình về với phiên chợ

Chợ tình Phong lưu - phiên chợ nhớ thương nơi vùng cao Bảo Lạc - Ảnh 2.

Những búp bê nhỏ xinh rất riêng và mang ý nghĩa của chợ tình "Phong lưu"

Chợ tình Phong lưu - phiên chợ nhớ thương nơi vùng cao Bảo Lạc - Ảnh 3.

Phiên chợ còn là trải nghiệm văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi dân tộc ở vùng cao Bảo Lạc

Chợ tình Phong lưu - phiên chợ nhớ thương nơi vùng cao Bảo Lạc - Ảnh 4.

NHiều chàng trai, cô gái làm quen, bén duyên nhau cũng từ phiên chợ tình

Ngoài các hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Chợ tình Phong lưu, du khách cũng có thể tham quan các hoạt động văn hóa ẩm thực, các di tích lịch sử và cảnh quan tại huyện Bảo Lạc, như: Hoạt động văn hóa ẩm thực tại khu vực chợ trung tâm thị trấn Bảo Lạc; Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc; Homestay – Farmstay xóm Kha Rào, xã Khánh Xuân; Chùa Vân An, Miếu Quan Đế, Dinh thự dòng họ Nông; Đền Đức Thánh Trần (tại Thị trấn Bảo Lạc; đèo 15 tầng (Khau Cốc Chà), di tích đồn Đồng Mu (xã Xuân Trường)…và các sản phẩm đặc sản, đặc hữu của địa phương…

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước