Chùa Cổ Lễ xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý. Đến năm 1902, Hòa thượng Phạm Quang Tuyên một Thiền sư có đạo đức cao cả, một trí thức uyên bác, có biệt tài kiến trúc chùa tháp được giao về trụ trì chùa. Hòa thượng Phạm Quang Tuyên đã kiến tạo lại toàn bộ công trình chùa thành những nhóm kiến trúc có giá trị nghệ thuật riêng biệt nhưng vẫn hòa nhập với tổng thể cảnh quan, mang phong cách "cửa Thiền trên nền văn hóa dân tộc, phương Đông kết hợp phương Tây".
Tương truyền, Kiến trúc sư, hòa thượng Phạm Quang Tuyên - một người con đất Huế đã thiết kế ngôi chùa Cổ Lễ không cần một bản vẽ nào, không vật liệu hiện đại, chỉ là gạch, vôi, vữa, mật, muối, giấy bản. Vẻ uy nghiêm, trầm mặc của cổ tự hàng ngàn năm lịch sử mang dáng dấp của một thánh đường với lối kiến trúc gothic châu Âu. Nhìn từ xa, chùa có dáng như một nhà thơ, nhưng nhìn kỹ lại là ngôi chùa với nhiều họa tiết trang trí đặc sắc.
Những công trình nhỏ tạo thêm sự nguy nga cho ngôi chùa. Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa cao 32m với 8 mặt đặt trên lưng rùa. Chùa Trình với tượng Phật Quan Âm nghìn tay. Đền Linh Quang Từ thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Đại Hồng Chung nặng 9.000 tấn. Đây là một trong những quả chuông lớn nhất Việt Nam. Không chỉ là địa chỉ văn hóa tín ngưỡng tâm linh, chùa Cổ Lễ còn là một di tích lịch sử cách mạng. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều nhà sư đã tạm biệt cửa thiền ra trận.
Qua biến cố thời gian, thăng trầm của lịch sử, chùa Cổ Lễ là điểm hành hương thường đến của Phật tử và người dân thập phương. Trong mùi hương trầm thoang thoảng, tiếng mõ, tiếng đọc kinh ngân nga văng vẳng, nơi đây được coi là điểm đến lý thú không chỉ dành riêng cho những người mộ đạo.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!