Cơ chế hình thành mụn tuổi dậy thì dưới lăng kính khoa học

PV-Thứ bảy, ngày 30/05/2020 14:20 GMT+7

VTV.vn - Mụn ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp khiến không ít bạn trẻ cảm thấy tự ti trong giao tiếp.

Nguyên nhân và các giai đoạn hình thành mụn tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, hoóc-môn Testosterone tăng mạnh ở cả nam và nữ khiến các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tăng tiết nhờn trên da. Trong khi miệng nang lông lại bị bít kín do tăng sừng hóa, chất bã nhờn ứ đọng và tắc lỗ chân lông tạo thành nhân mụn. Khi gặp cơ hội này, các vi khuẩn gây hại có sẵn ở nang lông (Propionibacterium acnes) sẽ phát triển mạnh gây mụn, hoặc dẫn đến hiện tượng bội nhiễm bởi một số vi khuẩn khác.

Cơ chế hình thành mụn tuổi dậy thì dưới lăng kính khoa học - Ảnh 1.

Thông thường, đối với da, tuyến bã nhờn kích thích quá trình thay da liên tục, đẩy tế bào chết lên và thay tế bào mới. Khi tuyến bã nhờn hoạt động bình thường sẽ đem chất nhờn lên bề mặt, làm da ẩm, bóng và khỏe mạnh.

Các loại mụn ở tuổi dậy thì

Mụn ẩn

Mụn ẩn dưới da là loại mụn không viêm, không sưng, không nhức nhưng lại có nhân nằm sâu bên trong nang lông. Biểu hiện là mụn nhỏ li ti, không mọc riêng lẻ mà sẽ mọc theo từng cụm và có xu hướng ngày càng lan rộng ra các khu vực xung quanh trên da mặt, khiến bề mặt da trở nên sần sùi.

Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng là một loại mụn hình thành khi các tế bào da chết làm lớp mỡ và vi khuẩn bị mắc kẹt bên trong các lỗ chân lông. Không giống như mụn đầu đen, mụn đầu trắng hình thành dưới bề mặt của một lỗ chân lông đóng kín, khiến da không mịn màng. Khi chạm vào da sẽ thấy mụn. Mụn mọc thành từng mảng, nếu bị viêm sẽ chuyển sang mụn đỏ.

Mụn đầu đen

Mụn đầu đen là những lỗ nang lông bị tắc nằm ở trên da, nguyên nhân gây tắc có thể là do tế bào chết, do vi khuẩn và dầu nhờn. Khi tiếp xúc với không khí chúng dần chuyển sang màu đen. Mụn đầu đen rất phổ biến và thường xuất hiện trên khuôn mặt, đặc biệt là mụn đầu đen ở mũi.

Mụn đỏ

Mụn đỏ là những vết nhỏ màu đỏ, đường kính thường nhỏ hơn 5 mm, thường không thấy nhân và có đầu trắng hoặc vàng, khi chạm vào có cảm giác đau và nhức. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, mụn sẽ tiến triển thành mụn mủ sau vài ngày.

Mụn đỏ được hình thành bởi dầu thừa và tế bào chết hòa quyện lại với nhau gây tắc nghẽn, viêm nang lông (lỗ chân lông). Khi lượng dầu thừa được bài tiết quá nhiều và ứ đọng trong lỗ chân lông sẽ tạo môi trường lý tưởng nuôi sống vi khuẩn gây mụn Propionibacterium acnes.

Mụn có mủ

Mụn mủ có kích thước từ 5-10 mm, chứa đầy mủ. Mụn mủ sinh trưởng bên dưới lỗ chân lông có thể do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số mụn mủ mọc dưới lớp sừng là do các bệnh về da như bệnh chốc lở, nhiễm nấm Candida).

Mụn bọc

Mụn bọc (cùng với mụn nang) là thể nặng của mụn trứng cá, có đường kính lớn hơn rất nhiều so với các dạng mụn thông thường. Lúc đầu, mụn bọc chỉ là cục sần cứng nhỏ, có màu đỏ, nhưng nó có thể sưng to với đầy mủ trắng bên trong, gây đau đớn. Sự viêm nhiễm sâu dưới lớp tế bào sẽ để lại sẹo thâm và sẹo lõm.

Cơ chế hình thành mụn tuổi dậy thì dưới lăng kính khoa học - Ảnh 2.

Ngoài ra, một số dạng mụn nước, mụn đỏ ngứa, có thể xuất hiện nhanh hơn, trong trường hợp da bị kích ứng với các yếu tố môi trường ngoài như mỹ phẩm, khói bụi, hóa chất...

Bào tử lợi khuẩn – Hướng đi mới trong xử lý mụn

Các phương pháp xử lý mụn thông thường sẽ dùng kháng sinh hoặc các thành phần có tính tẩy cao để tiêu diệt những vi khuẩn gây viêm. Tuy nhiên, chúng cũng sẽ diệt trừ luôn cả những vi khuẩn có lợi cho da. Điều này thường không khiến tình trạng mụn thuyên giảm, mà còn khiến hệ sinh thái tự nhiên của da mất cân bằng, làm suy yếu lực lượng lợi khuẩn bảo vệ da.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi sử dụng lợi khuẩn trên da một cách trực tiếp sẽ giúp xử lý hàng loạt các vấn đề về da như chứng viêm da, mụn trứng cá, lão hóa da sớm… Bởi các vi khuẩn có lợi khi được bổ sung với tỷ lệ đúng sẽ ức chế sự gia tăng vi sinh vật gây bệnh trên bề mặt da, kháng viêm, cân bằng độ pH. Ngoài ra, đây còn là điều kiện thuận lợi để hệ sinh thái da tự cân bằng, giúp da luôn khỏe mạnh. Do đó, xu hướng bổ sung vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) cho da để xử lý mụn và dưỡng da đã được nhiều bác sỹ da liễu khuyên dùng.

Cách đơn giản để bổ sung lợi khuẩn cho là sử dụng xịt bào tử lợi khuẩn LiveSpo Skin – Fresh, sản phẩm chứa hơn 6 tỷ bào tử lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Bacillus coagulans và nước muối sinh lý 0,9% trong một ống 5ml.

Cơ chế hình thành mụn tuổi dậy thì dưới lăng kính khoa học - Ảnh 3.

Bên cạnh đó, xây dựng các bước chăm sóc da là điều thiết yếu để có làn da khỏe đẹp như ý. Một vài bước đơn giản dễ áp dụng như sau:

- Rửa mặt 1-2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp với da.

- Sử dụng xịt lợi khuẩn LiveSpo Skin – Fresh từ 2-3 lần/ngày

- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm để tránh tình trạng gây bít tắc lỗ chân lông.

- Không nên tự nặn mụn khiến tình trạng viêm nhiễm da nặng hơn

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước