Cú phủa đã có từ rất lâu và luôn gắn liền với phụ nữ người H'Mông trắng ở 6 xã vùng cao huyện Thuận Châu, Sơn La. Trước đây, kể từ khi trở thành thiếu nữ chị em đội cú phủa bất cứ lúc nào, trừ khi về ngủ và tắm rửa mới bỏ ra. Thời gian gần đây do xã hội phát triển nên những bạn trẻ tự sáng tác, mua sắm cho mình những bộ quần áo khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng, cùng hoa văn trên những đường thêu đặc sắc như cũ. Cú phủa không phải là mũ, mà gốc trước đây là khăn piêu phụ nữ H'Mông thế hệ trước hay mua của người Thái về để làm. Nhưng do vải khăn piêu mềm khi cho bông đỏ vào hay bị nhũn, nên chị em H'Mông thời nay lấy vải đen tự làm nó mới cứng và giữ được bông hoa đều và đẹp hơn. Các bông hoa tròn, đỏ tượng trưng cho bông hoa đào của núi rừng.
Theo chị Vừ Thị Sùng - phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Co Mạ - cho biết: "Từ chỗ chị em phụ nữ người Mông chưa biết khâu mũ, phải mua khăn piêu của phụ nữ người Thái về dùng, đến nay phụ nữ H'Mông Thuận Châu đã tự sáng tạo bản sắc riêng là cú phủa cho mình và phục vụ khách du lịch. Tại chợ phiên Co Mạ họp vào thứ năm hàng tuần người ta bày bán đồ dùng, trang phục của người H'Mông, trong đó có cú phủa. Ngoài họp hàng tuần, chợ vùng cao của xã trung tâm Co Mạ còn diễn ra dịp Tết Độc lập từ mồng 1 đến mồng 3 tháng 9 hàng năm".
Phụ nữ H’Mông xã Co Mạ, Thuận Châu, Sơn La đội cú phủa cùng trang phục váy áo truyền thống.
Hoa mật mông (hoa Bó phón) đồ cùng gạo nếp lên xôi màu vàng rất đẹp và thơm ngon.
Chị em H'Mông bản Pha Khuôn, xã Co Mạ xay ngô làm mèn mén.
Cú phủa gắn bó với phụ nữ H’Mông trắng Thuận Châu trong mọi sinh hoạt gia đình cũng như trên các nẻo đường.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!