Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt

Bài và ảnh: Thu Trang-Thứ bảy, ngày 25/05/2024 15:16 GMT+7

Mô phỏng sân khấu

VTV.vn - Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Những con tàu huyền thoại”, hãy xem những người trong cuộc nói gì?

Lần đầu tiên một vở đại nhạc kịch với sự tham gia của hàng ngàn người sẽ diễn ra trên sông Sài Gòn. Chương trình không chỉ sử dụng kỹ xảo điện ảnh vào dàn dựng sân khấu, kết hợp với những công nghệ trình diễn hiện đại nhất mà còn quy tụ những nghệ sĩ hàng đầu hiện nay bao gồm: Tổng đạo diễn Nguyễn Hải Yến, Đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, Giám đốc âm nhạc Đức Trí, Tổng biên đạo Tấn Lộc và nhà thiết kế Việt Hùng. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc sắc nhất của Lễ hội sông nước TP Hồ Chí Minh mùa 2. 

Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 vào lúc 20h ngày 31/5/2024. 

Trước thềm sự kiện, ekip thực hiện có những chia sẻ về điểm đặc biệt, đáng chú ý ở Những con tàu huyền thoại.

Tổng đạo diễn Nguyễn Hải Yến: Hạnh phúc vì quy tụ được những người tài năng, tâm huyết

Hiện tại hàng ngàn con người đang ngày đêm luyện tập ở tất cả các vị trí, các ekip cũng đang sản xuất ngay tại hiện trường. Nếu năm ngoái chúng tôi chọn hình thức thực cảnh để vẽ lên bức tranh về Sài Gòn – Gia Định – TP Hồ Chí Minh thì năm nay chúng tôi chọn hình thức nhạc kịch để kể câu chuyên lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nhạc kịch thường được biểu diễn trong nhà hát nhưng ở chương trình này, nhạc kịch sẽ được biểu diễn trên sông, đặc biệt là còn có các sân khấu trên tàu. Những sân khấu di chuyển và chuyển động liên tục trong 5 chương.

Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt - Ảnh 1.

Tổng đạo diễn Nguyễn Hải Yến

Điều tôi cảm thấy may mắn nhất là chương trình năm nay đã hội tụ được gần 1.000 con người từ những diễn viên gạo cội trên 80 tuổi đến những diễn viên nhí dưới 5 tuổi, trong đó có cả những nhân chứng lịch sử.

Giám đốc âm nhạc Đức Trí: Biến điều không thể thành có thể

Những chuyến tàu huyền thoại là một vở đại nhạc kịch lấy âm nhạc và múa làm chủ đạo. Chính vì thế chúng tôi có được sự đầu tư rất lớn từ ban tổ chức, quy tụ được rất nhiều anh chị em nhạc sĩ và dàn hợp xướng lên đến hàng trăm con người để tham gia vào chương trình. Về mặt âm nhạc, chúng tôi đã cố gắng làm điều tưởng chừng như không thể, đó là đem nhạc kịch ra ngoài trời. 

Để làm được điều đó chúng tôi đã mất gần 3 tháng để chuẩn bị hệ thống âm thanh. Bên cạnh đó cũng sẽ có một dàn giao hưởng để biểu diễn trong chương trình. Trong vở diễn sẽ sử dụng một số ca khúc cách mạng nhưng được viết mới theo phong cách nhạc kịch. 

Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt - Ảnh 2.

Giám đốc âm nhạc Đức Trí

Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: Mang tới những cảm xúc trọn vẹn nhất cho khán giả

Năm nay dòng sông Sài Gòn không chỉ là background cho màn diễn thực cảnh mà trở thành sân khấu chính. Ngoài sân khấu trên bờ thì có một sân khấu ở mép sông, sân khấu ở giữa sông và 1 sân khấu ở bên kia sông, tất cả đều chuyển động và thay đổi chính xác từng giây.

Các sân khấu không chỉ chuyển động nhanh, thay đổi liên tục mà trên đó còn có các diễn viên đang diễn xuất và hát live hoàn toàn. Cần phải tính toán kĩ lưỡng để sân khấu chuyển động nhưng không ảnh hưởng tới giọng hát và diễn xuất của diễn viên. Thú thật là với thâm niên 30 năm tham gia nghệ thuật tôi chưa từng làm chương trình nào nhiều thách thức như vậy.

Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt - Ảnh 3.

Đạo diễn Phạm Hoàng Nam

Một điều quan trọng nữa là năm nay chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 nên chúng tôi cần phải kết hợp được với đạo diễn truyền hình làm sao cho tất cả các chi tiết của vở diễn được "bắt" một cách đầy đủ, chính xác nhất. Như các bạn biết trong nhạc kịch thì nét diễn xuất và lời hát rất quan trọng nên phải làm sao để khán giả thấy được những khoảnh khắc đắt giá nhất của diễn viên. Chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với VTV để hàng triệu khán giả cả nước xem trên sóng truyền hình cũng có cảm xúc trọn vẹn như những khán giả ngồi xem trực tiếp tại sân khấu.

Tổng biên đạo Tấn Lộc: Sử dụng đa dạng các loại hình biểu diễn

Chương trình này chúng tôi quyết định sử dụng nhiều loại hình biểu diễn trong múa: đương đại, jazz, hiphop, ballet… để chuyển tải những nội dung liên quan đến câu chuyện của các chương rất dẫn trong Những chuyến tàu huyền thoại. Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng ngôn ngữ của xiếc và có một phần rất đặc biệt là sử dụng ngôn ngữ của người khiếm thính (thủ ngữ). Các em thiếu nhi vừa hát vừa sử dụng thủ ngữ để kể câu chuyện của người khiếm thính. Có hơn 100 em thiếu nhi và 100 bạn diễn viên sẽ cùng biểu diễn tiết mục này. Và còn nhiều điều hấp dẫn khác mà cho tôi xin được giữ bí mật để gây bất ngờ cho khán giả.

Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt - Ảnh 4.

Tổng biên đạo Tấn Lộc

Nhà thiết kế Việt Hùng: Tôn trọng lịch sử nhưng không quên sáng tạo

Việc chuẩn bị trang phục mới hoàn toàn cho hơn 1.000 diễn viên tôi có thể đáp ứng được, cái  khó ở đây là Ban tổ chức yêu cầu trang phục không được giống nhau về màu sắc, kiểu dáng trong các màn đồng diễn, trong từng giai đoạn lịch sử. Theo quan điểm của tôi, làm trang phục cho các nhân vật lịch sử bên cạnh tính chính thống vẫn cần phải có tính sáng tạo.

Đại nhạc kịch trên sông Sài Gòn: khi những nghệ sĩ hàng đầu bắt tay kể sử Việt - Ảnh 5.

Nhà thiết kế Việt Hùng

Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng: Lễ hội sông nước sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch thành phố Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng: Lễ hội sông nước sẽ trở thành điểm nhấn của du lịch thành phố

VTV.vn - Theo ông Nguyễn Văn Dũng, với mục tiêu quy hoạch TP Hồ Chí Minh thành một đô thị hướng biển thì Lễ hội sông nước đang là nhiệm vụ được lãnh đạo thành phố quan tâm chỉ đạo.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước