Đám cưới tập thể cho người nghèo được tổ chức tại Sân vận động quốc gia Gelora Bung Karno. Salbiah, cô dâu 56 tuổi cho biết mình rất hạnh phúc với sự kiện này: “Tôi tham gia vào sự kiện này để hợp pháp hóa mối quan hệ của chúng tôi và buổi lễ này còn được tổ chức hoàn toàn miễn phí”.
‘ Một cặp khác, Naja 37 tuổi và Embun 36 tuổi cảm thấy bớt căng thẳng khi sự kiện này giúp họ có được một giấy chứng nhận kết hôn thay thế miễn phí khi họ đã bị mất giấy tờ gốc.
‘ Cô Naja cho biết: “Ý định của tôi là có một giấy chứng nhận kết hôn chính thức như tôi đã bị mất vì vậy sự kiện này thực sự là cơ hội của chúng tôi để làm lại một cách không tốn kém như nó vốn có”.
‘ Các cặp đôi người Indonesia cần giấy đăng ký kết hôn cho hầu hết các thủ tục hành chính như khai sinh cho con hay hồ sơ tại các trường học.
Cô Hana Ananda - Thành viên Ban tổ chức sự kiện cho biết: “Người nghèo không chỉ cần quần áo, thức ăn và nhà cửa, họ còn cần có đầy đủ những chứng nhận hợp pháp và các quyền hợp pháp của mình. Và đó chính là động cơ để chúng tôi tổ chức sự kiện này”.
Báo cáo tháng 2/2011 của Cục Thống kê Indonesia cho biết, hiện đất nước này có hơn 8 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Theo hiến pháp của Indonesia, nước chỉ công nhận 6 tôn giáo hiện có là Hồi giáo, Kito giáo, Công giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Nho giáo, sống với nhau như một cặp vợ chồng mà không có giấy đăng ký kết hôn là một điều cấm kỵ trong đất nước có tới 85% trong số 235 triệu dân là người Hồi giáo.