Đào rừng Sa Pa xuống phố đón Tết.
Đào được đồng bào các dân tộc địa phương trồng trên đồi nhà, ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển nên cành đào xù xì, rêu phong, trông đẹp lạ mắt. Hoa nở có màu hồng cánh sen nhạt, rất đẹp nên người ta thường gọi đó là đào núi Tây Bắc.
Người mua đào rừng Sa Pa trong đợt này chủ yếu là người buôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều người là khách du lịch mua về chơi Tết vì thích thú và thấy lạ.
Chị Thu Hương, khách du lịch đang ngắm kỹ trước khi quyết định mua.
Những cành đào to, dáng đẹp, nhiều nụ có giá bán cả triệu đồng.
Chị Thu Hương, một khách du lịch ở Hà Nội chia sẻ. "Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình ở Sa Pa, tôi cũng chọn mua một cành đào mốc với giá gần 2 triệu đồng về chơi Tết. Chẳng biết là đắt hay rẻ nhưng muốn chơi khác đi thôi".
Nhiều khách đã mua nhiều cành cùng lúc để đưa về xuôi chơi Tết.
Nhiều khách du lịch rất thích thú và đã dừng lại mua đào tại đây.
Người dân dùng xe máy chở đào xuống ven đường lớn để dễ bán.
Hoa nở có màu hồng cánh sen nhạt.
Những cánh đào được các xe nối đuôi nhau chở về để chưng Tết
Đối với người H’Mông, loại đào này mang nhiều ý nghĩa. Họ trồng đào trong vườn nhà hoặc trên những cánh đồng đan xen với cây mận. Những gốc đào, gốc mận mốc meo, xám trắng đến những người lớn tuổi trong bản cũng chẳng biết chúng bao nhiêu tuổi, chỉ biết rằng khi lớn lên nó đã có sẵn trước sân nhà.
Theo phong tục của người H’Mông ở đây, khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ sẽ trồng một cây đào trước sân hoặc trong vườn để báo với tổ tiên là nhà có một sinh linh mới chào đời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!