Triển lãm giới thiệu 70 tác phẩm được chọn lọc từ Bộ sưu tập Mỹ thuật hiện đại của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với chất liệu đa dạng, ngôn ngữ tạo hình phong phú mang dấu ấn, phong cách riêng cùng tình cảm chân cảm chân thành của các tác giả dành cho mảnh đất “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”.
Tác phẩm “Hồ Hoàn Kiếm” bằng chất liệu sơn dầu của tác giả Phạm Viết Song
TS Nguyễn Anh Minh – Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phát biểu khai mạc triển lãm: "Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng hồn núi sông ngàn năm. Hà Nội – Thành phố vì hòa bình. Hà Nội luôn là đề tài hấp dẫn, nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tác của nhiều thế hệ nghệ sĩ. Nhiều tác phẩm mỹ thuật giá trị, đậm chất hiện thực, khắc họa những hình ảnh sinh động, chân thực và sâu sắc, thể hiện được sức sống, sức vươn lên không ngừng nghỉ của Thủ đô, qua đó cũng thể hiện niềm tin của nhân dân cả nước dành cho mảnh đất thân yêu này”.
Tác phẩm “Trước giờ biểu diễn II” của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái sáng tác năm 1984
Ông Nguyễn Anh Minh cũng cho biết thêm: “Các tác phẩm tại triển lãm lần này được trưng bày theo tiến trình lịch sử, từ khi Hà Nội đấu tranh giành chính quyền, Hà Nội kháng chiến đến khi Hà Nội giải phóng và hoà bình. Thông qua đó, công chúng sẽ thấy được một Hà Nội kiên cường, bất khuất, vừa là Thủ đô kháng chiến chịu nhiều đánh phá ác liệt, cũng vừa là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam. Trong triển lãm này, ngoài những cách trưng bày truyền thống thì Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam cũng kết hợp với việc trình chiếu những hình ảnh của Hà Nội để gia tăng thêm trải nghiệm cho du khách”.
Từng là cán bộ công tác tại Tỉnh uỷ Hà Nội, gắn bó với mảnh đất ngàn năm văn hiến đã mấy chục năm, ông Nguyễn Văn Tường (Lê Duẩn - Hà Nội) cảm thấy rất vui khi được chiêm ngưỡng những tác phẩm khắc họa Hà Nội qua từng giai đoạn lịch sử. Ông Tường chia sẻ: “Với cảm nhận của riêng cá nhân tôi, sau 70 năm giải phóng, Thủ đô đã phát triển rất nhanh, đời sống tinh thần của người dân cũng được cải thiện hơn trước rất nhiều. Biểu hiện là những hoạt động về văn hoá, nghệ thuật như triển lãm này được tổ chức nhiều hơn để nhân dân có cơ hội tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Tôi thấy đây là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực phù hợp trong dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thông qua những tác phẩm tại triển lãm, nhân dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng có được những nhận thức đầy đủ về sự trưởng thành, phát triển của Hà Nội, từ đó tiếp tục nối dài mạch truyền thống của cha ông từ 70 năm về trước”.
Ông Nguyễn Văn Tường chăm chú cảm nhận từng tác phẩm tại triển lãm
Triển lãm cũng thu hút rất nhiều các bạn trẻ tới tham quan. Bạn Nguyễn Thị Thu Hà (Cầu Giấy - Hà Nội) bày tỏ: “Đến với triển lãm, được chiêm ngưỡng những tác phẩm của các thế hệ đi trước, mình cảm thấy rất tự hào và hiểu thêm về lịch sử đấu tranh, phát triển của Thủ đô. Qua đây mình cũng cảm thấy yêu hơn mảnh đất nơi mình đang sống và làm việc.
Tác phẩm “Hòa bình lập lại” gây cho mình nhiều ấn tượng nhất. Thông qua bức tranh mình cảm thấy trân trọng hơn cuộc sống hoà bình mà mình đang có. Mình hiểu rằng để có được nền hoà bình như hôm nay thì cha ông ta đã phải đánh đổi rất nhiều”.
Thu Hà chiêm ngưỡng tác phẩm “Hòa bình lập lại”
Một số hình ảnh tại triển lãm:
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
Trải nghiệm in tranh tại triển
Các đại biểu chụp ảnh tại không gian trưng
Triển lãm thu hút công chúng tới tham quan
Tác phẩm “Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng”
“Bác Hồ với công nhân xe lửa Gia Lâm”
Tác phẩm “Thủ đô kháng chiến”
Tác phẩm “Hà Nội giải phóng”
“Phố Hà Nội” trong tranh của Bùi Xuân Phái năm 1954
Tác phẩm thạch cao “Tự vệ Thủ đô”
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!