Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế

Mai Linh (theo Straitstimes)-Thứ tư, ngày 30/06/2021 09:00 GMT+7

VTV.vn - Cứ đến cuối tháng 6, thành viên của bộ tộc Tengger lại tụ tập về vùng núi lửa Bromo để cúng tế thần linh và tổ tiên.

Vào ngày 26/6 vừa qua, hàng nghìn tín đồ ở Indonesia đã cùng leo lên một ngọn núi lửa đang hoạt động tại quốc gia này. Họ mang theo rất nhiều gia súc và các lễ vật khác để ném xuống miệng núi lửa đang âm ỉ, nối tiếp truyền thống của một nghi lễ tôn giáo đã tồn tại qua hàng thế kỷ.

Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 1.

(Ảnh: Amazonaws)

Hàng năm, những người từ bộ tộc Tengger lại tập trung từ các vùng cao xung quanh để ném trái cây, rau, hoa và thậm chí cả gia súc như dê và gà vào miệng núi lửa của Mount Bromo. Hoạt động này vốn là một phần của lễ hội Yadnya Kasada lâu đời.

Một hàng dài những người hiến tế, một số trong đó vác dê ngang lưng, kiên định tiến lên đỉnh núi với hy vọng lễ vật của họ sẽ làm hài lòng tổ tiên và các vị thần Hindu, mang lại sự thịnh vượng cho cộng đồng của họ. 

Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 2.

Ông Purwanto chia sẻ khi khoe con gà mái sặc sỡ của mình: “Hôm nay tôi mang một con gà cho tổ tiên”. Một người tham gia thờ cúng khác là ông Wantoko thì mang theo nông sản thu hoạch được của riêng mình, với hy vọng rằng việc ném chúng vào núi lửa sẽ mang lại may mắn. Ông nói: “Tôi mang theo những cây trồng này để ruộng đồng màu mỡ và bội thu. Hàng năm tôi đều đến đây". 

Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 3.
Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 4.

Người Tengger ôm gia súc của mình chuẩn bị ném chúng xuống miệng núi lửa để làm nghi lễ hiến tế (Ảnh: Euronews)

Trên sườn dốc của miệng núi lửa là nhiều dân làng khác, họ vốn không phải là thành viên của bộ tộc Tengger. Những người này cố gắng bắt lấy các những lễ vật bằng lưới và xà rông. Đây vốn không phải là một phần của nghi lễ, nhưng là nỗ lực của người dân địa phương để không lãng phí đồ cúng tế.

Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 5.

Nghi lễ diễn ra vào cuối tuần qua đánh dấu lễ hội Yadnya Kasada thứ hai kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công Indonesia. Ông Bambang Suprapto, người đứng đầu hiệp hội cộng đồng người Hindu của khu vực cho biết: “Sự kiện không thể được tổ chức ở địa điểm khác hay diễn ra trực tuyến được. Nhưng các nhà tổ chức đã áp dụng các quy trình bảo vệ nghiêm ngặt. Họ cũng đã được kiểm tra tình trạng sức khỏe để có thể bảo vệ tất cả những người tham dự”. 

Hàng nghìn người trèo lên miệng núi lửa ở Indonesia để cúng tế - Ảnh 6.

Lễ hội kéo dài một tháng này bắt nguồn từ truyền thuyết vào thế kỷ 15 về công chúa vương quốc Majapahit của người Hindu ở Java và phu quân. Vì không thể sinh con sau nhiều năm chung sống, cặp đôi đã cầu xin thần linh giúp đỡ. Lời cầu nguyện của họ đã đón nhận, họ được hứa hẹn sẽ sinh ra 25 người con, với điều kiện là họ đồng ý hy sinh người con út bằng cách ném đứa trẻ xuống núi Bromo.

Theo như tương truyền, người con trai út của công chúa đã sẵn sàng nhảy xuống núi lửa để đảm bảo sự thịnh vượng cho người dân Tengger. Truyền thống hiến tế vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Tuy nhiên, người Tengger giờ đây cúng tế bằng nông sản và gia cầm, gia súc thu hoạch được thay vì sử dụng con người.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước