Hoạ sỹ Thanh Thục - người " ghép vải vào hồn tranh "

Phùng Anh-Thứ tư, ngày 17/06/2020 09:59 GMT+7

VTV.vn - Những bức tranh không có bảng màu, không có cọ vẽ. Chúng đơn thuần chỉ là những sắc vải xếp cạnh nhau. Thế nên, mỗi bức tranh là duy nhất.

Tình cờ cắt ghép những hình thù cỏ cây, hoa lá từ mảnh vải vụn dán lên một tấm bìa, hoạ sỹ Thanh Thục đã chọn cho mình một lối đi rất riêng trên con đường sáng tác nghệ thuật. Tranh vải không dùng màu sắc, cọ vẽ mà chỉ đơn thuần là chọn lựa những hoạ tiết có sẵn trên một mảnh vải, ghép vào nhau tạo thành một bức tranh. Công việc tưởng chừng đơn giản là thế, ấy vậy mà người phụ nữ ở tuổi 60 đã phải dành hai phần ba quãng đời tìm tòi, sáng tác để đưa những "mảnh ghép của vải vào hồn tranh".

Họa sỹ Thanh Thục bắt đầu hoàn thành bức tranh vải đầu tiên vào những năm 1980. Lúc ấy, bà còn là một cô sinh viên năm cuối của trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam. Kể từ đó đi đến đâu, trên khắp các vùng miền của đất nước, hoạ sỹ Thanh Thục cũng tìm kiếm, sưu tập những hoạ tiết trên vải mang chất liệu đặc trưng của địa phương đó để sử dụng làm chất liệu cho những bức tranh vải độc đáo của mình.

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 1.

Hoạ sỹ Thanh Thục trong căn phòng nhỏ - nơi sáng tác những bức tranh ghép vải - ở số nhà 11A Ngõ 409/30 phố Kim Mã.

Làm tranh vải có không ít những khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Hoạ sỹ Thanh Thục chia sẻ: "Việc sử dụng những hoạ tiết trên một mảnh vải có sẵn để ghép vào tranh là điều thuận lợi đối với tôi. Những mảnh vải này khi sản xuất ra đều đã được qua tay của một hoạ sỹ, một nhà thiết kế, bởi vậy chính chúng đã có tính mỹ thuật trong các hoạ tiết, mầu sắc. Thế nhưng đây cũng là một điểm bất lợi rất lớn, mỗi khi làm đến một chi tiết nào đó tôi phải đi tìm được những mảnh vải có hoạ tiết, màu sắc phù hợp với bức tranh đó. Việc tìm kiếm có khi kéo dài đến vài tháng. Có những bức tranh đã hoàn thành đến 80% nhưng phải bỏ dở vì không tìm được mảnh vải nào có chi tiết phù hợp.

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 2.

Tìm kiếm những hoạ tiết trên vải là khâu quan trọng nhất khi sáng tác tranh

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 3.

Vừa cười vừa nói, Hoạ sỹ Thanh Thục kể về một lần vào cửa hàng bán vải, người chủ cửa hàng hỏi bà mua vải về may áo hay may váy thì bà trả lời: "Tôi mua vải về làm tranh". Câu trả lời làm cho chủ cửa hàng vải không khỏi ngạc nhiên.

Mỗi bức tranh vải là một tác phẩm duy nhất, đó là lời khẳng định của hoạ sỹ Thanh Thục. Nếu như cho bà làm lại một bức tranh lần thứ hai thì bà cũng không thể làm được. Bởi vì khi tạo hình một bức tranh vải, những hoạ tiết hiện ra trong đầu bà một cách tình cờ và rất ngẫu hứng. Tuy nhiên, nó cũng phụ thuộc vào việc lựa chọn được chi tiết vải, bức tranh có thể đang diễn tả một khoảng thời gian vào buổi sáng nhưng khi bà tìm được một chi tiết vải có ánh nắng phù hợp với bức tranh đó thì không gian và thời gian của bức tranh lại được chuyển hướng trở thành thời gian vào buổi chiều. Vậy nên, việc chọn lựa được những chi tiết vải giống y như đúc để làm ra một bức tranh thứ hai là điều không thể.

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 4.

Hoạ sỹ Thanh Thục chọn lựa rất kỹ một chi tiết trên mảnh vải

Say sưa với những bức tranh thiên nhiên "trường cảnh", suốt quá trình gần 40 năm vừa qua, bà dành phần lớn thời gian sáng tác những bức tranh về phong cảnh đồng quê, không gian Hà Nội xưa, những gam màu trầm ấm và rất hoài cổ... Có thể vì được sinh ra ở một miền quê, đến khi lớn lên lại được sống và làm việc ở Hà Nội nên ký ức của bà là sự hoà trộn giữa không gian thiên nhiên rộng lớn của núi rừng và sự đông vui tấp nập của phố phường thủ đô. Mỗi khi nghĩ ra một ý tưởng tạo hình thì điều đầu tiên bà nghĩ tới là những chi tiết in đậm trong ký ức thời trẻ của bà đó là quê nhà, rừng núi sau đó là phố phường, những nếp nhà san sát nơi phố thị.

Điểm thú vị khi ngắm tranh vải của hoạ sỹ Thanh Thục đó là ở mỗi chi tiết của tranh luôn ẩn trong đó là những hoạ tiết của vải, ở mỗi phần của bức tranh lại có những câu chuyện riêng về những mảnh vải mà bà tìm kiếm được.

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 5.

Những bức " trường cảnh " về thiên nhiên luôn là cảm hứng sáng tác mà hoạ sỹ Thanh Thục thích nhất

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 6.

Những mảnh vải có hoạ tiết phù hợp được cắt ra thành mảnh nhỏ

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 7.

Hoạ sỹ Thanh Thục dùng keo công nghiệp để kết dính các chi tiết tranh. Đây là loại keo sau khi khô sẽ không có màu điều đó sẽ không làm ảnh hưởng đến màu sắc của vải và độ bền của keo rất lâu. Có những bức tranh bà làm được 16 năm mà màu sắc vẫn được giữ nguyên

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 8.
Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 9.

Những chiếc kéo, một bát keo dán công nghiệp, đó là những vật dụng để hoạ sỹ Thanh Thục " vẽ " lên một bức tranh vải

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 10.

Đi đến địa phương nào điều đầu tiên bà nghĩ đến là tìm những mảnh vải có màu sắc, chi tiết hay

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 11.

Những bức " trường cảnh " thiên nhiên độc đáo được hoạ sỹ Thanh Thục ghép lên từ những mảnh vải

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 12.

Cây đa, bến nước là những đặc trưng cho miền quê bắc bộ nơi bà sinh ra

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 13.

Hoạ sỹ Thanh Thục - người  ghép vải vào hồn tranh  - Ảnh 14.

Không gian phố cổ Hà Nội xưa cũng là một nguồn cảm hứng sáng tác lớn đối với bà

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước