Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ

Anh Thư-Chủ nhật, ngày 02/06/2024 07:19 GMT+7

VTV.vn - Từ ngày 1/6, chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” sẽ diễn ra hoạt động trưng bày tại Nhà 19C, Khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Tết Đoan Ngọ (Đoan Dương) được xem là một trong những dịp lễ tết quan trọng bậc nhất. Từ xa xưa, cha ông ta đã truyền tụng câu ca “Tháng Tư đong đậu nấu chè - Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”.

"Đoan" có nghĩa là mở đầu, "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều, ăn Tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã là "tết giết sâu bọ" do có nguồn gốc gắn liền với mùa màng nông nghiệp và thời tiết. Tháng Năm bắt đầu nắng nóng và cũng là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 1.

Tết Đoan Ngọ trong cung đình và ngoài dân gian có những lễ nghi, phong tục khác nhau nhưng đều là dịp để con cháu tìm về nguồn cội, nhớ ơn công đức tổ tiên. Các nguồn sử liệu cho biết dưới triều Lê trung hưng, Tết Đoan Ngọ cũng là dịp để nhà vua, hoàng tộc sửa soạn lễ phẩm dâng tiến lên tổ tiên và các bậc sinh thành.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 2.

Khu trưng bày tết Đoan Ngọ truyền thống thường niên với những phong tục độc đáo của người dân kinh thành Thăng Long xưa như tục đeo túi thơm, buộc chỉ ngũ sắc, bôi hùng hoàng cho trẻ em, tục hái lá thuốc vào giờ ngọ, tục kết ngải hình con giáp,... vẫn được duy trì thông qua việc tái hiện hình ảnh thu nhỏ của phố Hàng Quạt, Hàng Mụn, Hàng Thuốc.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 3.

Tục hái lá làm thuốc theo quan niệm của người xưa truyền rằng, giờ Ngọ là thời khắc dương khí tốt nhất vì mặt trời sẽ tỏa ra nhiều nhất, do đó các loại cây lá hái trong thời gian này có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 4.

Các loại cây thường hái như ngải cứu, đinh lăng, ích mẫu, tía tô, vông, vối, sen… về được băm nhỏ, phơi khô dùng làm thuốc chữa bệnh cho cả năm. Ý nghĩa lớn và sâu sắc nhất trong tục hái lá làm thảo dược trong ngày Tết Đoan Ngọ còn được gọi là ngày “y dược toàn dân”.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 5.

Lễ vật thờ cúng bao gồm các loại quả: đào, mận, vải thiều, dưa hấu, khế, xoài… cùng cơm rượu nếp, bánh tro, rượu hùng hoàng, xương bồ. Sau lễ cúng, cả nhà quây quần ăn hoa quả, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ” trong người, cầu mong mạnh khỏe, bình an.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 6.

Đào Xá - làng làm quạt tiến cung. Thời Lê, làng thuộc tổng Ngọc Cục, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, Hưng Yên.

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 7.

Làng Đào Xá không chỉ làm các loại quạt thường bán tại các vùng thôn quê mà còn được triều đình tuyển chọn thợ tài làm quạt quý như: quạt ngà, quạt đồi mồi, quạt gỗ quý…

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 8.

Khu vực trưng bày về các phong tục dân gian truyền thống tái hiện một cách chân thực, dung dị không gian thờ cúng và không gian trưng bày các loại thảo mộc, các loại túi thơm, là những đồ gắn với Tết Đoan Ngọ theo quan niệm dân gian. Khu trưng bày gợi nhớ đến hình ảnh hai phố cổ quen thuộc là Thuốc Bắc và Hàng Mụn (Hàng Bút ngày nay).

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 9.

Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người dân Kinh thành Thăng Long xưa lại nhộn nhịp đi mua chỉ ngũ sắc, túi thơm trên phố Hàng Mụn về đeo cho trẻ em; đi mua lá thảo mộc về làm trà đun nước uống, mua thảo dược về phòng bệnh...

Hoàng thành Thăng Long tái hiện không gian ngày Tết Đoan Ngọ - Ảnh 10.

Bên cạnh khu trưng bày, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức chương trình “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa” vào ngày 6/6 tới cùng nhiều điểm mới, mang đậm dấu ấn tết Đoan Ngọ cung đình. Chương trình bao gồm các hoạt động trình diễn, tái hiện các nghi thức, phong tục dân gian và cung đình độc đáo. Đây là những hoạt động góp phần gìn giữ phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, khơi nguồn tinh hoa văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước