Đồ ăn ngày tết có phù hợp với người mắc Hội chứng ruột kích thích?
Anh Đặng Tiến Dũng (38 tuổi, TP Hồ Chí Minh) mắc Hội chứng ruột kích thích khoảng 3 năm trở lại đây. Cứ mỗi dịp Tết đến, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đi vệ sinh liên tục trở nên nghiêm trọng hơn, khiến anh lo lắng thậm chí không dám đi chơi xa nhà
Tết là dịp để cả gia đình quây quần, sum họp đoàn viên, vì vậy, những bữa tiệc mâm cao cỗ đầy thường kéo dài trong suốt kỳ nghỉ lễ.
Những món ăn giàu đạm, đường bột, chất béo, thậm chí ở mức dư thừa thường quy tụ trong mâm cơm ngày Tết của hầu hết các gia đình Việt như Bánh chưng, thịt đông, thịt kho tàu, các loại giò chả, đồ chiên rán. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có nguồn năng lượng rất cao, chứa lượng đường, chất béo, chất đạm cao.
Bên cạnh khẩu phần ăn nhiều đạm, chất béo thì việc sử dụng quá nhiều trái cây ngọt, bánh mứt kẹo, nước ngọt và các đồ uống có cồn như bia, rượu cũng tạo nên gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Theo PGS.TS. BS Nguyễn Duy Thắng - Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội, nếu ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, mứt các loại hoặc uống si rô, đồ uống có gas và đường sẽ gây nên các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng khó tiêu, bị táo bón hoặc tiêu chảy.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa lượng chất béo cao. Chất béo được tiêu hóa chậm nhất, do đó làm chậm việc làm rỗng dạ dày gây đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày. Ở những người có bệnh lý về tiêu hóa, như hội chứng ruột kích thích thì thực phẩm nhiều chất béo có thể gây ra đau dạ dày và tiêu chảy. Chế độ ăn nhiều chất béo, giàu dầu mỡ, có thể làm ảnh hưởng, mất cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột cụ thể là làm giảm tỷ lệ hệ vi khuẩn chí có lợi và tăng tỷ lệ hệ vi khuẩn chí có hại.
Hầu hết những thực phẩm ngọt, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ, kém hấp thụ, hút nước vào ruột non gây tiêu chảy, khi di chuyển xuống đại tràng lại bị hệ vi khuẩn thường trú ở đây lên men và sinh hơi. Khi quá trình lên men quá mức xảy ra ở đại tràng, sinh nhiều khí khiến đại tràng phình lên. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhu động ruột, gây nên triệu chứng táo bón và tiêu chảy ở một số trường hợp.
Nhóm thực phẩm dễ sinh hơi và lên men đại tràng
Ngoài ra, việc di chuyển thường xuyên và liên tục trong dịp Tết cũng khiến cho thói quen đi tiêu bị thay đổi. Điều này cũng làm cho IBS trở nên nghiêm trọng hơn.
Bí quyết để có Ruột khỏe Tâm an, Hân hoan đón Tết
Để đón một cái Tết với đường ruột bình yên, có thời gian vui vẻ trọn vẹn bên mâm cơm gia đình, thì bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Ăn những thức ăn được nấu chín đơn giản: giảm vị ngọt, cay, và dầu mỡ trong thức ăn hết mức có thể, giúp hạn chế kích thích đường ruột
Bổ sung chất xơ đúng cách: ở bệnh nhân IBS thể tiêu chảy có thể dùng chất xơ dễ hòa tan và không lên men như rau mồng tơi, rau khoai lang, giá, cà chua, rau chân vịt… Chất xơ hòa tan tồn tại trong ruột lâu hơn, giúp đường ruột của người bị tiêu chảy hoạt động bình thường.
Đối với người mắc Hội chứng ruột kích thích thể táo bón, nên bổ sung nhóm chất xơ không hòa tan và không lên men như củ cải, cà rốt khoai tây, khoang lang, dưa leo, cà tím, khoai môn….có đặc tính tạo gel, tăng khối lượng phân, giúp việc đại tiện dễ dàng hơn và đỡ đau hơn
Nên nhai chậm và kỹ: Việc nhai thức ăn không kỹ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, kéo theo đó cả ruột non và đại tràng cũng phải hoạt động theo. Ở bệnh nhân IBS thì việc đại tràng hoạt động quá mức có thể khiến cho các triệu chứng của bệnh gia tăng. Nếu bạn bị Hội chứng ruột kích thích, hãy nhai thật chậm và kỹ khi ăn.
Bổ sung men vi sinh: Men vi sinh được xem là một liệu pháp bổ sung dinh dưỡng lợi khuẩn tự nhiên, an toàn và thân thiện với hệ tiêu hóa của con người. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh thường có 1 hệ vi sinh cân bằng. Lợi khuẩn giúp tiêu hóa tốt thức ăn, thúc đẩy chất dinh dưỡng và bảo vệ đại tràng, ngăn sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại. Từ đó, giúp kích thích hệ thống bảo vệ tự nhiên đường ruột, bình thường hóa nhu động ruột, bình thường tần suất đi tiêu, hạn chế đau bụng do sự lên men và sinh khí quá mức trong đại tràng.
BioGastro•IBS® - Men vi sinh số 1 Thụy Điển hỗ trợ hiệu quả Hội chứng Ruột kích thích
Để bụng luôn êm dịu trong những ngày Tết và an tâm vui vẻ cùng người thân và bạn bè bên mâm cơm đoàn viên, đã có BioGastro•IBS®, là sản phẩm chứa chủng lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843 (Lp.DSM 9843) cải thiện hiệu quả Hội chứng ruột kích thích, được BioVågen Việt Nam nhập khẩu nguyên hộp từ Thụy Điển.
Trong mỗi viên BioGastro•IBS® chứa chứa trên 10 tỷ tế bào lợi khuẩn Lp.DSM 9843 có khả năng bám dính đặc hiệu vào tế bào niêm mạc ruột, giúp bình thường hóa nhu động ruột. Cải thiện hiệu quả các triệu chứng Đau bụng, đi ngoài, táo bón, chướng bụng - đầy hơi
Nghiên cứu lâm sàng quốc tế trên 400 bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích tại Ấn Độ và Đức vào năm 2012 và 2019 chứng minh chủng Lp.DSM 9843 giúp cải thiện hiệu quả sau 1 Tuần tất cả triệu chứng Hội chứng ruột kích thích và sau 3 tháng thoát khỏi gánh nặng Ruột kích thích, đạt gần mốc Không triệu chứng.
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Lp.DSM 9843 trong BioGastro•IBS® cải thiện hiệu quả sau 1 tuần - 4 tuần.
Nghiên cứu lâm sàng chứng minh Lp.DSM 9843 trong BioGastro•IBS® hiệu quả đạt gần mốc không triệu chứng IBS sau 3 Tháng.
Bởi những nghiên cứu lâm sàng Quốc tế chứng minh hiệu quả trên Hội chứng ruột kích thích, Chủng lợi khuẩn Lp.DSM 9843 trong BioGastro•IBS® được Tổ chức Tiêu Hóa Thế giới (WGO) và Liên minh Giáo dục về Probiotic của Mỹ và Canada khuyên dùng cho người bị Hội chứng ruột kích thích.
Tìm hiểu thêm về BioGastro•IBS® tại website biogastroibs hoặc tại Shopee. Sử dụng BioGastro•IBS® theo liều dùng khuyến cáo 1 viên (10 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus plantarum DSM 9843) mỗi ngày, liên tục từ 1-3 tháng.
GPQC số: 804/2023/XNQC-ATTP.
Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!