Trẻ em ở Mỹ đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng sức khỏe lớn nhất thời đại. Đáng buồn hơn, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng không bắt nguồn từ sự hạn chế của y học mà từ chính ý thức và hành vi của con người, yếu tố đáng lẽ có thể kiểm soát và ngăn chặn.
Một báo cáo đặc biệt đã tiết lộ rằng, súng là nguyên nhân thứ hai gây tử vong cao ở trẻ em tại Mỹ, chiếm 1/4 số ca tử vong liên quan đến chấn thương trong năm 2016, vượt xa số ca tử vong gây ra bởi bệnh ung thư.
Số liệu thống kê năm 2016 ghi nhận nguy cơ tử vong do súng đạn ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 19 tuổi tại Mỹ cao gấp 36,5 lần so với các quốc gia có mức thu nhập cao tương ứng khác. Tỷ lệ này thậm chí vẫn cao hơn rất nhiều các nước thu nhập thấp và trung bình.
"Tôi không nghĩ rằng tử vong do súng đạn có thể phòng ngừa được" - Rebecca Cickyham, tác giả của nghiên cứu tại Đại học Michigan, chia sẻ với tờ NPR.
Dựa trên số liệu năm 2016 từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), Cickyham và nhóm của mình đã xem xét nguyên nhân của 20.360 trường hợp tử vong ở trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 19 tuổi. Kết quả cho thấy, số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm hoặc ung thư đã giảm mạnh kể từ đầu thế kỷ nhờ vào sự ra đời của tiêm chủng, thuốc kháng sinh và cải thiện chăm sóc y tế. Trái lại, các trường hợp tử vong liên quan đến chấn thương lại tăng mạnh và chiếm đa số trong tất cả các trường hợp tử vong ở trẻ em.
Đứng đầu danh sách các vụ tai nạn gây tử vong ở trẻ là tai nạn xe máy, theo sau là tai nạn do súng đạn. Tồn tại rất nhiều bằng chứng cho thấy cả hai nguyên nhân này đều hoàn toàn có thể phòng ngừa được.
"Tai nạn xe hay tai nạn súng ống không phải là kết quả ngẫu nhiên của số phận. Mỗi cá nhân và cả xã hội cần phải nhận thức để hành động để làm giảm tỷ lệ chấn thương gây tử vong" - Edward Campion, Tổng biên tập của trang tạp chí y khoa New England Journal of Medicine, cho biết.
Các số liệu thống kê cho thấy điều thật sự gây đau lòng. Trong tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến sử dụng súng, hơn 60% là các vụ giết người và khoảng 30% là các vụ tự tử. Đáng chú ý, trong khoảng 5% trường hợp tử vong gây ra bởi những thương tích không chủ ý, tỷ lệ những vụ tai nạn chết người này xảy ra ở trẻ em nhiều hơn so với người lớn.
Một nguyên nhân đang được xem xét xuất phát từ thực tế là ở Mỹ, cứ ba gia đình thì sẽ có một hộ có một trẻ em dưới 18 tuổi được báo cáo là sở hữu súng. 43% trong số chúng thừa nhận rằng chúng không biết cách giữ súng và khóa chốt an toàn.
Công bằng mà nói, tình hình đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ tử vong do súng đạn năm 2016 thấp hơn khá nhiều so với năm 1993. Tuy nhiên, xu hướng giảm này bắt đầu chững lại. Từ năm 2007 đến 2016, tỷ lệ tử vong do súng đạn ở trẻ em đã giảm xuống. Những năm từ 2013 đến 2016, tỷ lệ này bắt đầu có xu hướng tăng lại khoảng 28%.
Ngoài ra, một bộ phận trẻ em ở Mỹ có nguy cơ bị đe dọa bởi súng hơn những người khác. Nguyên nhân có thể do phân biệt chủng tộc.
Bạo lực súng đạn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở thanh thiếu niên da màu ở Mỹ, cao gấp 3,7 lần với thanh thiếu niên da trắng. Kết quả khảo sát trên những người Mỹ bản địa và thổ dân Alaska cũng cho thấy nguy cơ tử vong cao hơn.
Kết quả cuộc nghiên cứu thực sự gây kinh ngạc cho mọi người. Thậm chí, trong báo cáo của mình, Campion đã lên án những con số này là "đáng xấu hổ" và là "tội ác chống lại tự nhiên". Sẽ còn rất nhiều việc nước Mỹ phải làm để bảo vệ và chăm sóc thế hệ trẻ em của mình một cách hiệu quả hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!