Cuộc thử nghiệm "Ứng dụng vi khuẩn Wolbachia để loại trừ bệnh sốt xuất huyết" (AWED), được thực hiện bởi Chương trình Muỗi Toàn Cầu (World Mosquito Program - WMP) từ Đại học Monash cùng với các đối tác tại Indonesia - Đại học Gadjah Mada và các nhà tài trợ cho Quỹ Tahija.
Dự án được triển khai với mục đích thử nghiệm hiệu quả của việc đưa vi khuẩn Wolbachia (wMel) vào quần thể muỗi Aedes aegypti tại địa phương, thông qua việc thả muỗi nhiễm vi khuẩn Wolbachia có khả năng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết ở những người từ 3 đến 45 tuổi sống tại Yogyakarta, Indonesia.
Thử nghiệm Wolbachia đem lại kết quả ấn tượng tại Indonesia
Kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết đã giảm 77% tại các khu vực của Yogyakarta, Indonesia, nơi có muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Các trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết đã giảm 86% ở các khu vực được thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Hiệu quả là tương đương đối với tất cả bốn loại huyết thanh của bệnh sốt xuất huyết.
Đồng nghiên cứu viên chính của thử nghiệm, Giáo sư Adi Utarini từ Đại học Gadjah Mada, cho biết: "Đây là một thành công lớn đối với người dân Yogyakarta. Tại Indonesia có hơn 7 triệu ca sốt xuất huyết mỗi năm. Thành công của thử nghiệm cho phép chúng tôi mở rộng dự án trên toàn bộ thành phố Yogyakarta và sang các khu vực lân cận. Chúng tôi nghĩ rằng có một tương lai có thể sẽ tới lúc cư dân của thành phố tại Indonesia không còn mắc bệnh sốt xuất huyết ".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!