1. Dome Fuji, Nam cực. Dome Fuji là một trạm nghiên cứu Nhật Bản nằm ở Nam cực, địa điểm này được cho là một trong những nơi lạnh lẽo nhất hành tinh. Nhiệt độ của Dome thấp đến mức -30 độ C có thể coi là thời tiết ấm áp nhất trong năm. Vào thời điểm lạnh nhất, nhiệt độ có thể xuống đến -80 độ C. Thậm chí, mưa ở nơi này cũng bị đóng băng trước khi rơi xuống đất tạo nên hiện tượng mưa tinh thể băng.
2. Làng Omyakon, Nga. Ngôi làng nhỏ Omyakon được ghi nhận là địa danh có người sinh sống lạnh nhất thế giới. Chỉ có khoảng 500 người tại ngôi làng này. Đầu năm 2018, nhiệt độ tại Omyakon đã giảm xuống mức kỷ lục -62 độ C. Thời tiết băng giá khiến nhiều người không khỏi lo lắng cho cuộc sống của người dân nơi đây, nhưng chính bản thân họ lại tỏ ra ngạc nhiên trước những câu hỏi của du khách. Một người đàn ông trong làng chia sẻ: “Tôi không hiểu vì sao mọi người lại phán ứng thái quá với thời tiết nơi đây như vậy. Chúng tôi cũng có cuộc sống hoàn toàn bình thường như những ngôi làng khác”.
3. Thị trấn Yukon, Canada. Làng Snag nằm ở phía đông thi trấn Yukon, Canada từng có dân số hơn 10 vạn người vào những năm 1800 nhưng cho đến năm 2006, nơi này đã bị bỏ hoang khi nhiệt độ xuống mức -63 độ C, quá lạnh để con người sinh sống.
4. Đèo Rogers ở Montana – Nơi lạnh nhất nước Mỹ. Tiếp giáp với rừng quốc gia Helena, đèo Rogers nằm ở độ cao 1.700 m, nơi đây nổi tiếng là địa danh lạnh lẽo nhất Hoa Kỳ. Vào ngày 20 tháng 1 năm 1954, đèo Rogers đã đạt kỷ lục nhiệt độ thấp nhất là -57 độ C.
5. Thành phố Stanley, Idaho, Mỹ. Stanley là một thành phố thuộc tiểu bang Idaho, Mỹ, nằm ở độ cao 1.900 mét so với mặt nước biển. Mặc dù đã nép mình trong một thung lũng để tránh ảnh hưởng bởi khí lạnh của những ngọn núi xung quanh, nhiệt độ nơi đây vẫn xuống đến -18 độ C. Thành phố này lạnh lẽo đến mức tổng dân số của cả Stanley chỉ có 69 người, theo thống kê vào năm 2016.
6. Trạm nghiên cứu Vostok, Nam cực. Vostok là một trạm nghiên cứu Nga được thành lập vào năm 1957, trạm nghiên cứu được đặt tên theo con tàu chính trong cuộc thám hiểm Nam Cực đầu tiên của Nga. Mặc dù đây không phải là vị trí lạnh lẽo nhất hành tinh, nhưng nhiệt độ kỷ lục của nơi này cũng đã chạm mốc -89,2 độ C, một con số khiến nhiều nhà khoa học cũng phải choáng váng.
7. Fort Selkirk, Canada. Từng là một vị trí giao thương tấp nập ở ngã ba sông Yukon và Pelly, nhưng đến năm 1950, nơi này đã bị bỏ hoang không chỉ do sự phát triển của quốc lộ Klondike mà còn vì thời tiết quá lạnh để sinh sống. Tuy vậy, ngày nay, rất nhiều du khách vẫn bất chấp thời tiết để đến chiêm ngưỡng tàn tích Fort Selkirk.
8. Đỉnh núi Denali cao 6.190m ở Alaska. Là ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ, Denali có mức nhiệt độ thấp kỷ lục -59.7 độ C, chỉ xếp thứ hai sau nơi có nhiệt độ lạnh nhất Bắc Mỹ - 83,4 độ C.
9. Eismitte, Greenland. Mang cái tên có ý nghĩa là “tận cùng của băng giá”, Eismiite là một trong những nơi lạnh nhất bán cầu Bắc với nhiệt độ trung bình là -30 độ C. Nơi đây đã nhanh chóng trở nên nổi tiếng sau khi nhà khoa học người Đức Alfred Wegener qua đời vì không chịu nổi thời tiết nơi đây trong một chuyến thám hiểm vào tháng 7/1930.
10. Verkhoyansk, Nga. Trong khi 9 địa điểm trên sở hữu mức nhiệt độ băng giá quanh năm thì Verkhoyansk lại nổi bật với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa mùa đông và mùa hè. Vào mùa đông, nhiệt độ ở Verkhoyansk có thể giảm xuống mức -45,4 độ C, nhưng thời tiết sẽ bắt đầu ấm lên vào tháng Giêng và tăng dần đến 16,5 độ C vào tháng 7.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!