Kim cương có thể sẽ "phun trào" từ trung tâm Trái đất khi các siêu lục địa tan rã

Mai Linh (theo Live Science)-Thứ ba, ngày 29/08/2023 09:43 GMT+7

Một viên kim cương thô trong mỏ. (Ảnh: Getty Images).

VTV.vn - Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra xu hướng của các vụ “phun trào” kim cương từ trong lòng đất.

Kim cương được hình thành sâu bên trong lớp vỏ Trái Đất, được đưa lên bề mặt thông qua các vụ phun trào kimberlites. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng kimberlites thường xảy ra trong thời điểm các mảng kiến tạo địa chất tái sắp xếp trên phạm vi lớn, như trong giai đoạn phân tách của siêu lục địa Pangaea, Thomas Gernon - giáo sư khoa học Trái Đất cho biết. 

Gernon và các đồng nghiệp bắt đầu tìm kiếm mối tương quan giữa tuổi của kimberlite và mức độ phân mảnh mảng xảy ra vào thời điểm đó. Họ phát hiện ra rằng trong 500 triệu năm qua, có một xu hướng cho thấy sau khi các mảng kiến tạo bắt đầu tách rời nhau 22 triệu đến 30 triệu năm, các vụ phun trào kimberlite đạt tới đỉnh điểm. Ví dụ, các vụ phun trào kimberlite 180 triệu năm trước tại nơi là Châu Phi và Nam Mỹ ngày nay đã bắt đầu sau khoảng 25 triệu năm kể từ sự tan rã của siêu lục địa Gondwana. Bắc Mỹ ngày nay cũng có sự gia tăng đột biến về kimberlite sau khi siêu lục địa Pangea bắt đầu tách ra khoảng 250 triệu năm trước. Những vụ phun trào kimberlite dường như bắt đầu ở rìa các vết nứt, sau đó di chuyển đều về trung tâm của vùng đất.

Gernon nhận định, những phát hiện này có thể hữu ích trong việc tìm kiếm các mỏ kim cương chưa được phát hiện. Chúng cũng giúp giải thích tại sao có những kiểu phun trào núi lửa khác xảy ra sau khi những siêu lục địa tan rã tại khu vực lẽ ra phải ổn định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước