Kỳ lạ thành phố 65 ngày không có mặt trời

Mai Linh (theo Insider, The Weather Channel)-Thứ sáu, ngày 30/11/2018 08:00 GMT+7

VTV.vn - Hiện tượng tự nhiên kỳ lạ khiến thành phố ở Alaska (Mỹ) không thể nhìn thấy mặt trời cho đến ngày 23/1/2019.

Utqiagvik, Alaska là một thành phố nằm ở cực bắc nước Mỹ. Từ ngày 25/11/2018, thành phố này sẽ phải trải nghiệm hiện tượng "đêm cực" trong 65 ngày. Đây là khoảng thời gian mà mặt trời sẽ không xuất hiện ở các thành phố bên trong vòng tròn cực.

Kỳ lạ thành phố 65 ngày không có mặt trời - Ảnh 1.

Thành phố Utqiagvik, sống trong màn đêm trong 65 ngày (Ảnh Insider)

Lý giải về hiện tượng này, tờ Khí Hậu Thế Giới (The Weather Channel) giải thích: "Do trái đất nghiêng vì thế hàng năm vùng cực Bắc - nơi cách xa bức xạ mặt trời nhất sẽ không tiếp nhận được ánh sáng mặt trời từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau".

Nằm cách đường xích đạo 531 km về phía Bắc, Utqiagvik cũng giống như các thành phố khác nằm trong vòng cực. 4.400 cư dân Utqiagvik sẽ trải nhiệm hiện tượng "đêm cực" khi mặt trời sẽ không xuất hiện trong vòng 2 tháng tới.

Kỳ lạ thành phố 65 ngày không có mặt trời - Ảnh 2.

Thông báo từ The Weather Channel (Ảnh: Tweeter)

Mới đây, Utqiagvik đã đón mặt trời mọc lần cuối cùng trong năm vào 12:45 ngày 25/11 (theo giờ địa phương). Tuy nhiên mặt trời cũng chỉ xuất hiện hơn một giờ trước khi tắt nắng vào lúc 13h44. Đây là khoảng thời gian cả thành phố sẽ sống trong đêm đen cho đến khi mặt trời xuất hiện trở lại vào ngày 23/1/2019 lúc 13h04 (theo giờ địa phương).

Không chỉ có đêm cực, thành phố này còn phải đón chờ một hiện tượng ngược hoàn toàn xuất hiện vào tháng 5 khi mặt trời sẽ không tắt nắng trong hơn 80 ngày. Theo dự đoán của The Weather Channel, trong năm 2019, thành phố Utqiagvik sẽ đón bình minh ngày 12/5 vào lúc 2h34, sau đó mặt trời sẽ tiếp tục chiếu sáng cho đến khi hoàng hôn xuất hiện vào 2h08 ngày 2/8 (theo giờ địa phương).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước