Hình thành kỹ năng mới
Việc xây dựng các kỹ năng mới giúp trẻ cảm thấy rằng chúng là người có trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng. Ngoài ra, khi trẻ có tư duy tích cực trong suy nghĩ chẳng hạn như “mình có nên là người rửa chén sau mỗi bữa ăn?”, “mình phải chăm chỉ học tập mà không cần sự nhắc nhở của cha mẹ”, nó thể hiện trẻ đang hình thành kỹ năng tự lập tốt.
Đồng thời, trẻ hình thành kỹ năng này càng sớm thì tương lai họ sẽ hoàn toàn không phụ thuộc, dựa dẫm vào bất kỳ ai.
Tăng tốc việc hoàn thiện bản thân
Cha mẹ hãy cho trẻ tạo tính tự lập bắt đầu từ những việc cá nhân đơn giản của chúng, thay vì giao những thử thách quá khó khăn. Ví dụ cho trẻ nhỏ lựa chọn đôi giày sẽ mang vào ngày hôm nay, việc để con mình tự đưa ra những quyết định nhỏ sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Khi con thực hiện tốt thì cha mẹ nên thưởng cho chúng những lời cổ vũ, tràng vỗ tay khích lệ.
Cha mẹ nên “lùi lại” để trẻ tự trải nghiệm nhiều hơn
Đôi lúc người lớn nên dành ra không gian riêng để trẻ có thể phát huy tính tự lập. Bạn nên để trẻ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn trong lĩnh vực mà chúng hứng thú, yêu thích. Có một trường hợp, một học sinh 10 tuổi rất thích việc kiếm thêm tiền chi tiêu. Lúc đó, mẹ của đứa trẻ đó đã mở một quầy bán nước chanh nhỏ tạo điều kiện cho bé thỏa sức thực hiện đam mê và xây dựng tính tự chủ.
Nhận được sự hỗ trợ từ người lớn
Việc có sự trợ giúp từ mọi người trong gia đình giúp trẻ hoàn thiện mọi việc tốt hơn. Điều đó không chỉ giúp chúng hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng và khoa học mà còn khiến trẻ cảm nhận được sự hạnh phúc, động viên từ người thân. Nhấn mạnh ở đây là người lớn chỉ giúp trẻ trong mức độ vừa phải, không đến mức trẻ dựa dẫm, lệ thuộc hoàn toàn vào họ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!