Không ai muốn ly dị, nhưng nhiều điều phỏng đoán, nhận định thiếu đúng đắn làm cho nó có vẻ như đó là một hệ quả gần như không thể tránh khỏi của việc kết hôn. Hãy bình tĩnh! Sự thật không đến nỗi tồi tệ như bạn nghĩ.
1. Cứ 1 trong 2 cuộc hôn nhân sẽ kết thúc bằng ly dị
Cho dù bạn và đối tác đã hẹn hò từ khi còn đi học hoặc có một mối tình lãng mạn chóng vánh, bạn sẽ thuộc nhóm đối tượng dễ đứt gánh giữa đường. Cơ hội được hưởng hạnh phúc mãi mãi về sau sẽ thực sự khó khăn?
Quan điểm này không hề chính xác bởi trên thực tế, tỷ lệ ly hôn đã giảm đều kể từ những năm 1980, theo một nghiên cứu về hôn nhân của Mỹ.
2. Sống thử trước khi kết hôn làm giảm khả năng ly hôn
Trên thực tế, hoàn cảnh khiến bạn quyết định sống thử cùng nhau sẽ tạo nên sự khác biệt. Bởi theo một chuyên gia tâm lý, khi hai người thôi không còn tranh luận, chiến đấu về Tiền bạc, Tình dục và Con cái, cuộc hôn nhân của họ có thể đứng trên bờ vực của sự đổ vỡ.
Nếu việc sống thử là không cần thiết, đó sẽ là một yếu tố bất lợi cho mối quan hệ. Nếu bạn đang cân nhắc việc sống thử, hãy suy nghĩ và thực hiện một cách cẩn thận để giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ.
3.Cuộc hôn nhân thứ hai có nhiều khả năng kéo dài hơn cuộc hôn nhân đầu
Một lần nữa, ý kiến này có vẻ hợp lý. Sau những gì đã trải qua, bạn sẽ học được rất nhiều thứ từ cuộc hôn nhân đầu tiên để rút kinh nghiệm cho cuộc hôn nhân thứ hai.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hơi khác nhau, nhưng có một điều chắc chắn là nguy cơ tan vỡ từ lần tái hôn thứ 2 trở đi tương đối cao (khoảng 67% đến 80%). Lẽ nào bạn không thể thận trọng hơn về việc đồng ý kết hôn một lần nữa sao?
‘ Không có gì đảm bảo lần kết hôn sau sẽ bền vững. (Ảnh minh họa)
Lý do có thể là ly hôn không giúp chúng ta lựa chọn được một đối tác tốt hơn hoặc trở thành một người bạn đời tốt hơn trong mối quan hệ tiếp theo của mình. Nó chỉ dạy chúng ta biết phải làm thế nào để kết thúc mối quan hệ vợ chồng mà thôi. Nói cách khác, nếu bạn đã biết làm thế nào để ly hôn, nhiều khả năng bạn sẽ coi đó là một tùy chọn trong cuộc sống cá nhân.
4. Ly hôn vô cùng tốn kém
Bạn sẽ đọc thấy nhiều bài báo về các vụ ly hôn tốn kém hàng triệu USD của các cặp vợ chồng nổi tiếng trên thế giới. Tuy nhiên, đó không phải là cái giá thực tế của ly hôn.
Nếu hai bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản thì chi phí cho việc này sẽ không đáng là bao. Còn nếu buộc phải tranh tụng thì đó có thể là một quá trình kéo dài, tốn kém và căng thẳng.
5. Người mẹ hầu như luôn luôn được quyền nuôi con
Điều này có thể là một niềm tin phổ biến bởi vì rất nhiều người nghĩ rằng các bà mẹ luôn là người chăm sóc, nuôi dưỡng bọn trẻ sau khi ly hôn.
Tuy nhiên, luật pháp có quy định trẻ dưới một độ tuổi nhất định sẽ theo mẹ khi bố mẹ ly hôn. Còn với trẻ lớn hơn, quyền nuôi con là bình đẳng đối với cả hai vợ chồng. Tòa sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế và công việc của từng bên đương sự để đưa ra phán quyết cuối cùng nếu hai bên có tranh chấp về vấn đề này.
6.Tỷ lệ ly hôn của Mỹ cao hơn tất cả các quốc gia khác
Không đúng sự thật, nhưng chắc chắn Mỹ có trong danh sách các nước có tỷ lệ ly hôn cao. Theo thống kê, Hoa Kỳ có tỷ lệ ly dị cao xếp thứ 6 trên thế giới sau Nga, Belarus, Ukraina, Moldova và quần đảo Cayman. Tỷ lệ ly hôn thấp nhất thuộc về các quốc gia Sri Lanka, Brazil và Italia.
Mặc dù vậy, tuổi thọ của các mối quan hệ vợ chồng không nói lên mức độ hạnh phúc. Bởi ở một số nơi trên thế giới, tôn giáo và sự ổn định tài chính là những yếu tố ràng buộc phụ nữ với hôn nhân.