Mâm cúng rằm tháng 7 cần có những gì?

Theo TTXVN-Thứ sáu, ngày 24/08/2018 06:00 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Rằm tháng 7 hay cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu Lan báo hiếu là lễ lớn trong năm của người Việt. Nếu chưa biết, bạn hãy tìm hiểu mâm cúng rằm tháng 7 cần có những gì.

Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, đây là một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh.

Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cơm để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.

1. Mâm cúng Phật

Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật, lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.

Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả.

2. Cúng thần linh và gia tiên

Tương tự như mâm cúng Phật, mâm cúng thần linh và gia tiên cũng nên được thực hiện vào ban ngày. Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, kèm theo tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống (giống như đồ thật) như quần áo, giày dép, đến những vật hiện đại như xe cộ, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ giống như người Dương trần.

3. Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

Lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị đồ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 đó là mâm cúng này cần được thực hiện ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

Một nghi thức cúng cô hồn đúng bao gồm:

- Muối gạo (1 đĩa).

- Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hay là cơm vắt: 3 vắt.

- 12 cục đường thẻ.

- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc. Trong đó, tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ.

- Bắp rang, khoai lang, ngô, sắn luộc...

- Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm).

- Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).

- Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.

Việc cúng cô hồn thể tiến hành từ mùng 1 - ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Tuy nhiên nhiều gia đình thường tiến hành vào ngày Rằm tháng 7, trùng với lễ Vu Lan, xá tội vong nhân, với lý do hôm đó các vong hồn mới được thả ra. Ngoài ra, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì ban ngày ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn vừa được thả ra rất yếu.

Về cơ bản, bạn hãy nhớ một quy tắc rằng "có gì cúng nấy", không cần quá phô trương hay cầu kỳ. Điều quan trọng đó là bạn thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên là được.

Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu Ý nghĩa, nguồn gốc của ngày rằm tháng 7, lễ Vu Lan báo hiếu

VTV.vn - Ngày 4/9/2017, ngày rằm tháng 7, ngày Xá tội vong nhân và cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Dưới đây tổng hợp ý nghĩa, nguồn gốc của rằm quan trọng này.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước