Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hiến của Thăng Long - Hà Nội, vốn di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
Tranh sau khi được in ván gỗ thì nghệ nhân sẽ tiếp tục bồi giấy nhằm giúp bức tranh nổi bật với những nét vẽ đậm và rõ ràng hơn. Tất cả các công đoạn để làm loại tranh này đều được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.
Sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu.
Tranh Hàng Trống được chia thành nhiều loại như tranh thờ, tranh sinh hoạt, thiên nhiên, tranh truyện, tranh Tết.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” gồm 40 bức tranh thuộc 10 bộ tranh truyện là những tích truyện cổ quen thuộc trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Điểm nhấn của những bức tranh trong bộ sưu tập Tranh truyện Hàng Trống chính là giá trị thẩm mỹ, sự tinh tế của kỹ thuật in khắc gỗ, kỹ thuật pha màu và đặc biệt kết tinh giá trị nhân văn và bản sắc văn hoá độc đáo của người Kinh kỳ xưa.
Bộ tranh truyện Hàng Trống được trưng bày tại triển lãm.
Niên đại của các bộ tranh trưng bày tại triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” được nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê cho rằng có lẽ được sáng tạo từ thế kỷ 19 cho tới trước những năm 1945, đến nay đã có tuổi đời hơn 100 năm.
Họa sĩ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc Khuê phát biểu tại triển lãm.
Người dân tới thưởng lãm tranh.
Triển lãm được trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” là hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh những người phụ nữ và mang thông điệp mạnh mẽ về bảo tồn và phát huy tranh Hàng Trống - di sản quý báu của dân tộc Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!