Người Philippines thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi bằng một cử chỉ đẹp được gọi là Mano. Họ nắm lấy tay người già và nhấn lên trán mình.
Người Nhật cúi người để chào nhau. Tùy thuộc vào tình hình, thời gian và các góc độ mà tư thế cúi có thể khác nhau.
Khi chào, người Ấn Độ nói từ "Namaste" trong khi nâng tay lên ngực với lòng bàn tay ép vào nhau và các ngón tay quay lên trên.
Tương tự như người Ấn Độ, người Thái có cử chỉ giống như cầu nguyện và hơi cúi đầu.
Ở Pháp, mọi người hôn lên má khi gặp nhau.
Những người Māori ở New Zealand chào nhau bằng cách chạm mũi và trán vào nhau.
Người Botswana có các động tác đơn giản để chào hỏi một người nào đó như cách bắt tay và nói "Lae Kae?" (tạm dịch: Xin chào)
Khi chào hỏi, người Mông Cổ thường sử dụng hada (tấm vải bằng lụa hoặc coton). Mỗi người phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bẳng cả hai tay và từ từ cúi thấp người xuống. Đây là một kiểu chào hỏi đậm chất truyền thống.
Tại Arab Saudi, người ta thường bắt tay và nói "As-salamu alaykum" có nghĩa là "Bình an nhé". Sau đó, họ thường chạm mũi và đặt một tay lên vai người đối diện.
Người dân Tuvalu ở Polynesia thường chạm mũi mình vào má người đối diện và sau đó hít sâu.
Hình thức chào phổ biến của người Hy Lạp là vỗ vào lưng hoặc vai.
Các chiến binh trong bộ tộc Maasai ở Kenya có kiểu chào mừng người mới đến bằng cách nhảy múa. Tại đây, họ sẽ tạo thành vòng tròn và cạnh tranh với nhau để quyết định ai sẽ là người nhảy cao nhất.
Người Malaysia thường bắt tay nhau bằng cả hai tay sau đó đặt lòng bàn tay lên trái tim.
Ở Tây Tạng, người ta thè lưỡi để thể hiện sự chào đón với một vị khách. Phong tục này có từ thế kỷ thứ 9, khi bạo chúa Lang Darma, người được cho là có lưỡi màu đen, trị vì. Để chứng minh mình không phải là hiện thân của vị vua này, mọi người phải thè lưỡi ra khi chào hỏi nhau.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!