Với niềm đam mê, sáng tạo và tình yêu nghệ thuật, tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh có một người nghệ nhân đã gần 30 năm gắn bó với việc điêu khắc than đá. Mặc dù, hiện nay, nghề điêu khắc than đá đang dần bị mai một, do còn ít người làm, nhưng vì tình yêu đặc biệt với than đá, người con đất mỏ ấy vẫn duy trì sản xuất. Bởi không chỉ là công việc, với ông, điêu khắc than còn là giữ gìn nét đẹp đặc trưng của quê hương.
Đặt bàn xoay ngay tại hiên nhà - nơi đón ánh sáng tự nhiên tốt nhất bởi để khắc vẽ hàng trăm chi tiết nhỏ trên mặt than bóng như gương, theo ông Lê Quang Ninh (TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh), ánh sáng là điều rất quan trọng giúp người nghệ nhân tạo ra những hình vẽ vô cùng chuẩn xác mà không cần phải đánh dấu hay chi tỉ lệ từ trước.
Khâu chọn than và tạo hình mới là khâu quan trọng nhất trong việc chế tác. Để chọn được những tảng than ưng ý, người nghệ nhân phải rất hiểu đặc tính của than, thậm chí đôi lúc còn phải trông cả vào cả thời tiết
Đồng hành cùng người nghệ nhân điêu khắc than, bà Lê Thị Thu Hà cũng trở thành một thợ phụ điêu luyện lúc nào không hay. Lựa chọn đồng hành cùng chồng là cách bà chia sẻ niềm đam mê với than đá và thấu hiểu những vất vả của nghề chế tác.
Không theo học một lớp học nào nhưng người nghệ nhân này lại cả 1 kho tàng cho riêng mình. Từ hòn than vô tri, vô giác đã trở thành sản phẩm điêu khắc để trang trí hay làm quà tặng cho khách du lịch trong và ngoài nước. Coi than đá chính là kim cương đen là cách mà người nghệ sĩ đất mỏ thổi hồn làm cho hòn than nói lên tiếng nói của chính mình.
Đá có đặc tính giòn, cứng, lại không thể xóa đi nét khắc như khi vẽ, nên nếu hỏng là phải bỏ đi, rát cần sự chính xác, tỉ mỉ. Chưa kể để 1 sản phẩm có hồn, còn mất rất nhiều thời gian để luyện kỹ năng, tay nghề...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!