Nhiều người ăn nhiều hơn sau một thời gian ăn kiêng kham khổ nên dễ tăng cân. (Ảnh: Pexels)
Có rất nhiều cách để giảm cân nhưng không phải phương pháp nào cũng lành mạnh.
1. Đếm lượng calo không giúp bạn giảm cân hiệu quả
Nhiều người tin rằng chỉ cần họ giảm lượng tiêu thụ 500 calo mỗi ngày thì họ có thể giảm cân ổn định. Tuy nhiên, phương pháp này bỏ qua chất lượng và mật độ dinh dưỡng của thực phẩm. Ví dụ, một khẩu phần hạt 200 calo có thể giúp bạn no và ổn định lượng đường trong máu hơn một thanh kẹo có cùng lượng.
Việc hạn chế lượng calo quá mức cũng có thể khiến cơ thể chuyển sang "chế độ tiết kiệm năng lượng", khiến tốc độ trao đổi chất giảm và cơ thể bị thiếu hụt calo. Vì thế việc giảm cân không nhất thiết phải dựa vào việc tính lượng calo mà đây chỉ là một trong nhiều phương pháp. Điều quan trọng hơn là thành phần dinh dưỡng của chế độ ăn uống. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc duy trì tỷ lệ chất dinh dưỡng chính xác sẽ hiệu quả hơn việc chỉ giảm lượng calo.
Để tránh tình trạng này, bạn có thể áp dụng chế độ ăn kiêng đơn giản. Ăn mỗi bữa theo thứ tự "nước, thịt, rau, cơm" để đảm bảo đủ thịt nạc và rau củ, đồng thời điều chỉnh lượng tinh bột nạp vào. theo nhu cầu carbohydrate trong ngày và dần hình thành thói quen lành mạnh.
2. Chế độ ăn ít chất béo không tương đương với sức khỏe tốt
Nhiều người tránh tất cả chất béo và dầu khi cố gắng giảm cân vì nghĩ rằng chế độ ăn ít chất béo sẽ lành mạnh hơn. Trên thực tế, hấp thụ vừa phải các loại dầu lành mạnh giàu Omega-3, chẳng hạn như dầu hạt lanh và dầu cá, có thể có lợi cho cơ thể.
Thừa cân ảnh hưởng sức khỏe của nhiều người. (Ảnh: Pexels)
3. Ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn không giúp bạn giảm cân
Ăn thường xuyên không chỉ làm tăng áp lực đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu mà còn giữ insulin ở mức cao trong thời gian dài, khiến cơ thể chuyển hóa năng lượng dư thừa thành mỡ, từ đó dẫn đến béo bụng.
Ăn các bữa ăn nhỏ và thường xuyên cũng có thể cản trở chu kỳ "đói-no tự nhiên" của cơ thể và làm tăng tổng lượng calo nạp vào. Vì thế chúng ta nên tập trung vào chất lượng và khẩu phần ăn của mỗi bữa thay vì ăn thường xuyên.
4. Bữa sáng không là bữa ăn quan trọng nhất
Chìa khóa để giảm cân là "duy trì cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn" thay vì ám ảnh về bữa sáng. Cho dù sử dụng phương pháp nhịn ăn nào, nguyên tắc là giảm insulin trong "thời gian nhịn ăn" và thúc đẩy glucagon hoạt động, do đó tiêu thụ năng lượng và chất béo dự trữ. Bạn nên ăn các bữa chính và tránh ăn giữa các bữa để đảm bảo hiệu quả nhịn ăn tối đa.
Tập thể dục điều độ để duy trì cân nặng. (Ảnh Getty Images)
5. Tập thể dục sẽ giúp bạn giảm cân một phần
Chìa khóa để giảm cân là 7 phần phải dựa vào chế độ ăn kiêng và 3 phần còn lại tập thể dục chứ không hẳn chỉ tập thể dục là đủ. Cơ thể con người sẽ trải qua một loạt thay đổi sinh lý sau khi giảm cân, một trong số đó là tốc độ trao đổi chất giảm đáng kể.
6. Ăn kiêng đều đặn không duy trì cân nặng
Việc hạn chế ăn uống nghiêm trọng trong thời gian dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Bạn nên áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và tiêu thụ đủ chất đạm, chất béo lành mạnh và nhiều loại rau để đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng và cảm giác no.
Sau khi hầu hết mọi người giảm cân thông qua ăn kiêng trong một thời gian, họ thường tăng cân trở lại và cân nặng thậm chí còn vượt quá so với trước. Số liệu nghiên cứu cho thấy sau khoảng một năm thực hiện kế hoạch ăn kiêng và giảm cân, cân nặng thường sẽ trở về mức 30% đến 35% cân nặng tối ưu khi giảm cân và sau 4 đến 5 năm, 90% mọi người sẽ dần trở lại về mức trọng lượng ban đầu, thậm chí còn tăng hơn 10%.
Việc giảm cân thành công đòi hỏi phải thay đổi toàn diện lối sống. Bạn không chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống mà còn cần tập thể dụ để đạt được hiệu quả giảm cân lâu dài. Các bác sĩ thường kêu gọi mọi người hãy kiên nhẫn trong quá trình giảm cân và không theo đuổi kết quả nhanh chóng mà hãy tập trung vào việc quản lý sức khỏe lâu dài.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!