Những điều ít biết về cột cờ Thủ Ngữ - di tích bên sông Sài Gòn

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 05/09/2024 17:29 GMT+7

VTV.vn - Tại TP Hồ Chí Minh, cột cờ Thủ Ngữ được xem là biểu tượng di sản sơ khai của đô thị hình thành bên sông Sài Gòn.

Cột cờ Thủ Ngữ - công trình nằm tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - được người Pháp xây dựng để thực hiện chức năng điều hành tàu ra vào cảng.

Tháng 9/1945, nơi đây ghi dấu những chiến sĩ cảm tử bảo vệ lá cờ đỏ sao vàng trong ngày đầu Nam Bộ kháng chiến. Hơn 150 năm qua, cột cờ hiện diện đã chứng kiến những đổi thay, vươn mình về phát triển hạ tầng đô thị sông nước của một thành phố hiện đại.

Những điều ít biết về cột cờ Thủ Ngữ - di tích bên sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích bên sông Sài Gòn.

PGS.TS Hà Minh Hồng - Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP. Hồ Chí Minh - cho biết: "Năm 1865 bắt đầu xuất hiện cột cờ ở trên ngã 3 sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé, để cho việc thông thương, tàu bè đi ra đi vào không đụng chạm nhau, tránh được nguy hiểm".

Cột cờ Thủ Ngữ ngay từ khi xây dựng vào năm 1865 đã có cấu trúc đặc biệt: ngoài cột cờ cao bên sông Sài Gòn, tổng thể công trình này còn có ba tầng giật cấp, phần dưới cùng là nền cao, phía trên xây một ngôi nhà bao quanh chân cột cờ, gian chính giữa cao hơn có phần mái hình bát giác.

Những điều ít biết về cột cờ Thủ Ngữ - di tích bên sông Sài Gòn - Ảnh 2.

Cột cờ Thủ Ngữ ngày nay là biểu tượng đáng tự hào của cả một thành phố năng động.

Từ 2/9/1945, cột cờ Thủ Ngữ trở thành cột cờ có cờ đỏ sao vàng, tiêu biểu cho ý chí, nghị lực, quyền độc lập tự chủ của người dân Sài Gòn đã giành được nền độc lập tự do.

Cột cờ Thủ Ngữ ngày nay là biểu tượng đáng tự hào của cả một thành phố năng động đang nhìn về phía Đông phát triển cửa ngõ của đất nước.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước