Viêm phế quản: Ho ra máu thường là dấu hiệu của viêm phế quản - một bệnh hô hấp gây ho nặng và kéo dài. Viêm phế quản thường không nghiêm trọng, trừ khi bệnh chuyển sang thể mãn tính.
Giãn phế quản: Giãn phế quản là một bệnh hô hấp mãn tính nặng hơn. Ho ra máu thường là triệu chứng duy nhất của bệnh này. Những tổn thương do giãn phế quản gây ra là không thể khắc phục và việc điều trị chỉ giúp ngăn tổn thương lan rộng.
Thuyên tắc phổi: Ho ra máu có thể là dấu hiệu của thuyên tắc phổi do các cục máu đông trong động mạch phổi. Người mắc bệnh này có thể ho ra máu đỏ tươi, đông cục hoặc máu lẫn trong đờm.
Viêm phổi: Viêm phổi là một dạng nhiễm khuẩn hô hấp, thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của một bệnh mãn tính, khi hệ miễn dịch bị ức chế. Nhiễm khuẩn khiến các mạch máu bị rò rỉ, dẫn đến ho ra máu lẫn trong đờm.
Bệnh lao: Lao là một bệnh hô hấp có tính lây truyền cao thông qua ho và hắt xì. Bệnh này tạo các vết thương trên mô phổi, các vết thương này lại tổn thương mạch máu, khiến người bệnh ho ra các cục máu đông.
Ung thư phổi: Khi máu trong phổi bị tràn ra ngoài theo cơn ho và đi kèm với đờm, đó có thể là dấu hiệu của ung thư phổi nguyên căn hoặc di căn. Hút thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh này.
Suy tim: Suy tim xảy ra khi tim không còn khả năng bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Hậu quả là máu có thể tích tụ lại trong phổi và khiến người bệnh ho ra dịch màu hồng sủi bọt.
Xơ nang: Khi người mắc bệnh xơ nang ho ra máu, đó là dấu hiệu của việc phổi bị nhiễm khuẩn. Bệnh xơ nang là một bệnh mãn tính khiến cho các dịch nhầy trong phổi trở nên đặc và dính bất thường.
Viêm mạch phổi: Viêm mạch phổi là tình trạng các mạch máu phổi bị viêm, bị tổn thương, dẫn đến vỡ hoặc rò rỉ mạch máu. Ho ra máu là một triệu chứng thường thấy của bệnh tim mạch.
Áp-xe phổi: Áp xe phổi là một dạng nhiễm khuẩn do hít phải vi khuẩn trong không khí, thường xuất hiện ở người bị viêm lợi hoặc người thở bằng miệng. Bệnh này gây mưng mủ ở mô phổi, khiến mô chảy máu, người bệnh ho ra máu lẫn trong đờm có mùi hôi.