Trà xanh được coi là một trong những thức uống vàng, có tác dụng giải độc, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp. Tuy nhiên, uống trà sai cách dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Dưới đây sẽ là những sai lầm khi bạn sử dụng trà.
Đầu tiên, bạn không nên uống trà khi bụng đói vì sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Uống trà khi đói cũng khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày khiến bạn có cảm giác khó chịu.
Tiếp theo, bạn không được sử dụng trà ngay sau bữa ăn vì có thể làm loãng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Điều này khiến bạn tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất có hại cho cơ thể. Do đó, tốt nhất bạn nên uống trà cách 1 giờ trước và sau bữa ăn.
Đồng thời, bạn lưu ý không uống trà để qua đêm hoặc pha lại nhiều lần vì trà sẽ bị thiu, mất các chất dinh dưỡng. Trà lâu sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, sản sinh ra các chất độc hại gây hại cho đường ruột và hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, người bị mất ngủ, mắc chứng loạn nhịp tim, người thiếu máu, người bị bệnh tim, người mặc bệnh gan hoặc bị cao huyết áp tuyệt đối không nên uống trà, vì các chất có trong trà kích thích các căn bệnh trên trở nên tồi tệ hơn và gây ra các tác hại không ngờ tới. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, trẻ em dưới 3 tuổi cũng không nên sử dụng các loại trà.
Vì vậy, trước khi sử dụng trà, bạn xem lại cơ thể mình có phù hợp với loại thức uống này hay không, sau đó điều chỉnh liều lượng trà để phù hợp với nhu cầu của bản thân, bạn nên uống trà khoảng 2-3 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!