Các nhà thiên văn học tại Mỹ vừa phát hiện ra một hành tinh có màu nâu đỏ có kích cỡ to gấp 12 lần Sao Mộc trôi một mình trong vũ trụ mà không tuân theo bất cứ một quỹ đạo nào. Hành tinh này được phát hiện cách Trái đất khoảng 20 năm ánh sáng. Đây là hành tinh đầu tiên không thuộc bất cứ hệ Mặt Trời nào được phát hiện bằng kính thiên văn siêu âm.
Thiên thể có quầng sáng lạ ở vùng cực
Kích cỡ khổng lồ và hệ từ trường tự nhiên vô cùng mạnh của hành tinh này thách thức những hiểu biết của con người về vũ trụ. Nhà thiên văn học Melodie Kao, làm việc tại đại học Bang Arizona, Mỹ cho biết: "Vật thể này vừa có thể là một hành tinh vừa có thể là một ngôi sao lùn nâu hay là sao đã tắt. Nó gây nhiều bất ngờ cho chúng tôi".
Sao lùn nâu là thuật ngữ khoa học dùng để phân loại các thiên thể lớn hơn cấp hành tinh và nhỏ hơn cấp độ sao.
Thiên thể này cũng có hiện tượng cực quang như trên Trái đất. Các nhà khoa học lý giải đây là kết quả của từ trường cực mạnh. Nhóm nghiên cứu xác định thiên thể này có từ trường mạnh gấp 200 lần sao Mộc. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giả thuyết.
Hiện tượng Cực Quang tại đây được lý giải là do hệ từ trường cực mạnh của thiên thể
Độc giả nước ngoài sau khi đọc tin đã liên tưởng ngay đến Ngôi sao chết – hành tinh nhân tạo trong series phim đình đám Star War. Death Star - Ngôi sao chết là một cỗ máy, một vũ khí khổng lồ được xây dựng dưới dạng một ngôi sao được phe phản diện sử dụng để chinh phục vũ trụ.
Độc giả nước ngoài sau khi đọc tin đã liên tưởng ngay đến Ngôi Sao Chết – hành tinh nhân tạo trong series phim đình đám Star War
Ngôi sao chết - ngôi sao tự trôi trong vũ trụ - vũ khí của phe phản diện