Phát hiện mới: Mặt trăng có thể “biến cacbonic thành oxi”

Mai Linh (theo Independent)-Thứ hai, ngày 11/07/2022 14:52 GMT+7

(Ảnh: Istockphoto)

VTV.vn - Phát hiện mới này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người ngoài không gian.

Báo cáo được công bố trên tạp chí khoa học Joule cho thấy đất mặt trăng chứa các hợp chất hoạt tính, sử dụng xúc tác là ánh sáng mặt trời và khí cacbonic để sản xuất ra nước, oxi và nhiên liệu cần thiết cho việc duy trì sự sống ngoài không gian.

“Chúng tôi muốn tạo ra một môi trường sống bền vững ngoài trái đất với giá cả phải chăng” -  Yingfang Yao- một nhà khoa học vật liệu từ Đại học Nam Kinh, Trung Quốc cho hay - “Nếu chúng ta muốn tiến hành khám phá thế giới ngoài không gian với quy mô lớn, chúng ta cần phải nghĩ cách giảm tải trọng, nghĩa là dựa vào càng ít nguồn cung cấp từ trái đất càng tốt và thay vào đó sử dụng các nguồn tài bên ngoài”. 

Trước đấy, các nhà khoa học đã đề xuất các chiến lược để tồn tại ngoài không gian nhưng hầu hết đều yêu cầu nguồn năng lượng từ “hành tinh xanh”. Tuy nhiên, lần này, tiến sĩ Yao và các cộng sự của ông hy vọng sẽ tận dụng được nguồn tài nguyên dồi dào nhất trên mặt trăng: bức xạ mặt trời và đất.

Phát hiện mới: Mặt trăng có thể “biến cacbonic thành oxi” - Ảnh 1.

Nhóm nhà khoa học từ Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) chính là tác giả của nghiên cứu này (Ảnh: Istockphoto)

Nhóm nhà khoa học đã phân tích đất mặt trăng do tàu vũ trụ Chang’E-5 của Trung Quốc mang về và phát hiện, nó có các chất giàu sắt và titan. Giờ đây, họ mong rằng sẽ có thể thiết kế thành công một hệ thống “quang hợp ngoài trái đất”, điện phân nước ra oxi. 

“Việc hỗ trợ sự sống trên mặt trăng cho việc khám phá lâu dài có tầm quan trọng cao về mặt công nghệ và khoa học. Việc sử dụng nguồn tài nguyên tại chỗ mang lại một cơ hội tuyệt vời để cung cấp cơ sở vật chất hỗ trợ cho sự cư trú và du lịch trên mặt trăng trong tương lai”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước