Phòng và điều trị bệnh loãng xương

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 26/08/2018 17:49 GMT+7

VTV.vn - Bệnh loãng xương đang ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng sống của người Việt, đặc biệt là người cao tuổi.

Theo số liệu khảo sát bước đầu của Viện Dinh dưỡng, ước tính nước ta có khoảng 2,5 triệu người bị loãng xương và có trên 150.000 trường hợp bị gãy xương do loãng xương.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh loãng xương sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm như gãy chân, mất khả năng vận động, giảm tuổi thọ... Một trong những cách phát hiện bệnh sớm là đo mật độ xương định kỳ 6 tháng/lần. Đối với nữ giới độ tuổi nên đo mật độ xương là từ 40 - 45 tuổi, còn nam giới là từ 50 - 60 tuổi.

"Đo mật độ xương là một trong những tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh loãng xương và có thể chẩn đoán sớm được bệnh" - bác sĩ Hà Quốc Hùng, Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu và quốc tế, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết.

Một trong những cách phòng bệnh loãng xương là bổ sung canxi, nhưng đối với những người có cơ địa tạo sỏi ở thận, khi uống hay dùng các chế phẩm từ canxi phải hỏi ý kiến tư vấn từ các bác sĩ.

Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi Bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi

VTV.vn - Nếu như trước kia, loãng xương thường gặp ở những người từ 50 tuổi trở lên thì nay, bệnh phổ biến ở cả những người trẻ tuổi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước