Phòng và điều trị vẹo cột sống ở trẻ

Nguyệt Ánh-Thứ tư, ngày 27/06/2012 07:00 GMT+7

Vẹo cột sống là một trong những loại dị tật ảnh hưởng tới 2 đến 3% dân số. Ngoài nguyên nhân do bẩm sinh, bệnh lý, phải lao động sớm, ngồi học không đúng tư thế… thì phần lớn là không rõ nguyên nhân. Với trẻ dưới 4 tuổi, việc luyện tập sẽ giúp khỏi vẹo nhưng với trẻ lớn bị vẹo nhiều cần phải được phẫu thuật và phục hồi chức năng sau mổ.

Cột sống là thành phần chống đỡ quan trọng nhất của cơ thể được tạo bởi 24 mảnh xương, sắp xếp theo thứ tự chồng lên nhau tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh. Khi bị vẹo, cột sống không còn thẳng mà cong một đoạn dạng chữ C ngược hoặc xuôi, hoặc cong hai đoạn như chữ S. Trẻ bị vẹo cột sống sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, chậm phát triển về chiều cao, về lâu dài có thể gây biến dạng khung ngực, khung chậu, chèn ép tim, phổi, gan.

Chứng vẹo cột sống cần được phát hiện sớm vì thời gian là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Khi góc vẹo còn nhỏ, trẻ có thể dùng áo chỉnh hình và theo dõi sát nhưng khi góc vẹo từ 50 độ trở lên và mặc áo nẹp không có tác dụng thì được chỉ định phẫu thuật chỉnh vẹo.
Cùng với hơn 50 bệnh nhân đã được phẫu thuật tại BV Việt Đức đến nay thì số trẻ chưa được can thiệp tìm đến bệnh viện lên tới hơn 120 người. Đa số trẻ đều bị vẹo nặng, phần vì phát hiện muộn, không được điều chỉnh kịp thời, phần vì điều trị không đúng cách, thậm chí còn uống thuốc đông y khiến vẹo ngày càng tiến triển nặng, có trường hợp được chỉ định phẫu thuật nhưng chỉ khắc phục được một phần vì cột sống cong góc quá lớn.
Chính vì vậy, các bậc phụ huynh nên thường xuyên lưu ý những biểu hiện liên quan đến cột sống của trẻ để phát hiện, khám và điều trị kịp thời theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước