PGS. TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa, trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, pin dân dụng thường dùng có hai loại pin cúc, pin máy tính, pin điện thoại, pin trong đồ chơi… và pin con thỏ, pin giống pin con thỏ.
Các loại pin cúc, pin điện thoại... thường chứa các nguyên tố độc hại như cadimi, thủy ngân… Khi bị han gỉ hoặc thủng, rò rỉ, các chất này có thể đi ra ngoài, gây độc hại. Thủy ngân có thể gây ngộ độc cấp tính. Cadimi độc hại gấp 200 lần chì...
Trong mỗi gia đình, hầu hết đều có các thiết bị sử dụng pin như điện thoại, đồng hồ, điều khiển từ xa, xe đạp điện… Thông thường khi pin không còn giá trị sử dụng, chúng ta thường bỏ vào thùng rác chung với các loại rác thải khác. Tuy nhiên, đây là việc làm nguy hiểm.
Các viên pin thường có các kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, cadimi… Nếu chỉ được chôn lấp, các kim loại nặng này thấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây ra ô nhiễm nguồn nước; hoặc khi đốt, các thành phần nguy hại trong pin sẽ bốc lên thành khói độc và chất độc còn đọng lại trong tro sẽ gây ô nhiễm không khí.
Vì vậy, khi pin không còn sử dụng được, bạn nên lưu ý:
- Cho vào nơi quy định riêng của gia đình, tuyệt đối không cho chung rác thải khác, sau đó bạn nên gửi chúng cho người thu gom rác để được xử lý đặc biệt.
- Tuyệt đối không tái chế pin hết hạn làm đồ chơi hay các vật sử dụng khác.
Mời quý vị theo dõi tư vấn chi tiết từ PGS. TS Trần Hồng Côn qua video sau đây:
Mời quý vị theo dõi những tư vấn sức khỏe hữu ích trong chương trình Vui khỏe 24/7 phát sóng vào 20h10 từ thứ Tư đến thứ Sáu hàng tuần trên kênh VTV2!