Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó

Nguyễn Xuyến-Thứ tư, ngày 07/08/2024 07:30 GMT+7

VTV.vn - Với chất liệu từ giấy Dó, tre, kết hợp với tranh Hàng Trống đã tạo nên những chiếc đèn lồng khiến ai nhìn thấy cũng có cảm giác hoài niệm.

Tranh Hàng Trống là một trong những dòng tranh dân gian độc đáo, kết tinh nhiều giá trị thẩm mỹ, tinh thần và tín ngưỡng của người Kinh kỳ xưa. Nặng lòng với những trải nghiệm xưa cũ, nhiều bạn trẻ của dự án Magic of color (MOC) đã gìn giữ và lan tỏa nét đẹp văn hoá dân gian Việt Nam trong đời sống đương đại thông qua workshop “Làm đèn lồng giấy Dó”.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 1.

Nghệ nhân Lê Đình Nghiên và ThS. Nguyễn Thị Hữu chia sẻ về nguồn gốc, ý nghĩa của tranh Hàng Trống cũng như quy trình làm đèn lồng giấy Dó tại workshop.

Là người “độc hành” trên con đường gìn giữ dòng tranh Hàng Trống, nghệ nhân Lê Đình Nghiên cho biết: “Nghệ thuật muốn tồn tại thì phải có đất sống. Muốn sống thì phải cộng sinh với cuộc đời. Dòng tranh Hàng Trống đang được ứng dụng trong đời sống hiện đại và được mọi người, đặc biệt là giới trẻ yêu thích. Điều đó trân quý hơn bao giờ hết”.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 2.

Workshop “Làm đèn lồng giấy Dó” cũng là hoạt động giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.

Workshop “Làm đèn lồng giấy Dó” nằm trong chuỗi sự kiện “Màu ký ức” diễn ra từ nay đến ngày 15/9. Workshop mang đậm màu sắc văn hóa, là cơ hội để người tham gia được tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử, ý nghĩa của đèn lồng trong dân gian Việt Nam.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 3.

Từng công đoạn được làm tỉ mỉ.

“Lấy cảm hứng từ ký ức tuổi thơ của mỗi người, chúng tôi đã lựa chọn 6 mẫu tranh dân gian Hàng Trống theo chủ đề các trò chơi dân gian của Việt Nam để chuyển thể lên những bộ đèn lồng như Rồng rắn lên mây, rước rồng, kéo co, bịt mắt bắt dê…Người tham gia sự kiện sẽ được hướng dẫn in bản nét đen, dùng bút vẽ tay và điểm màu hoạ tiết hoặc tự do sáng tác theo sở thích của bản thân”, ThS. Nguyễn Thị Hữu – Người sáng lập dự án MOC chia sẻ.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 4.

Được tự tay tô những bức tranh Hàng Trống trên giấy Dó và tự tay bồi lên chiếc đèn lồng bằng tre đã giúp các bạn nhỏ có những trải nghiệm thú vị và biết thêm nhiều điều về tranh dân gian Hàng Trống.

Workshop không chỉ giúp người dân có trải nghiệm thú vị về công đoạn tạo nên sản phẩm thủ công mà còn truyền tải ý nghĩa văn hóa của dòng tranh dân gian nổi tiếng.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 5.

Những chiếc đèn trở nên đặc biệt ý nghĩa khi dịp Tết đoàn viên đang đến gần.

“Tại workshop, mình không chỉ được lắng nghe nghệ nhân chia sẻ về ý nghĩa của dòng tranh Hàng Trống mà còn được tự tay tô vẽ sản phẩm đèn lồng. Mình được các bạn ở đây hướng dẫn pha những màu sắc bắt mắt nhất để họa lên bức tranh nét đen đã được vẽ sẵn. Đây quả thật là trải nghiệm thú vị, mang đến những kỷ niệm khó quên”, chị Nguyễn Hoa (TP. Hà Nội) chia sẻ.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 6.

Workshop đã và đang lan tỏa những giá trị tích cực tới cộng đồng, để văn hóa truyền thống mãi nằm trong hơi thở của cuộc sống đương đại.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 7.

Người tham gia chăm chú “vờn màu” cho những bức tranh.

Sáng tạo văn hóa qua chiếc đèn lồng giấy Dó - Ảnh 8.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những chiếc đèn lồng, quá trình tự tay vẽ, điểm màu và hoàn thành công đoạn bồi tranh trên đèn lồng giúp người dân hiểu hơn về ý nghĩa và nét đẹp văn hóa trong mỗi bức tranh dân gian truyền thống.

Với chất liệu từ giấy Dó và tre kết hợp với hình ảnh tranh dân gian Hàng Trống, những chiếc đèn lồng của dự án MOC khi thắp sáng tạo nên một không gian ấm cúng và rực rỡ, mang không khí Tết Trung thu tới, đem lại cảm giác hoài niệm cho nhiều người Việt Nam.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước