Nâng mũi bằng sụn nhân tạo
Các chất liệu sụn nhân tạo có thể kể đến như silicon, goretex,... được đặt trên xương mũi để tạo sống mũi. Sụn Surgiform, Nanoform, Softxil đều là những chất liệu sụn nhân tạo được giới chuyên gia đánh giá cao về độ bền, an toàn và tại dáng mũi thanh cao tự nhiên.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là kỹ thuật thực hiện tương đối đơn giản, chỉ cần can thiệp đặt sóng mũi nên tiết kiệm chi phí hơn so với chỉnh hình toàn bộ cấu trúc mũi.
Tuy nhiên sử dụng sụn nhân tạo chỉ dừng lại ở mức làm cao sống mũi, không dựng trụ mũi hay can thiệp chỉnh hình đầu mũi, thu nhỏ cánh và lỗ mũi nên chủ yếu áp dụng cho người có cánh mũi đẹp, đủ dài, da mũi dày chỉ cần nâng cao hơn một chút.
Bên cạnh đó, việc sử dụng sụn nhân tạo cho từng bệnh nhân sẽ có mức độ tương thích với cơ thể khác nhau. Theo bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ Nguyễn Quang Dũng cần lựa chọn các loại sụn nâng mũi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, tương thích cao với cơ thể, sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm, lộ sóng, bóng đỏ đầu mũi.
Trường hợp da mũi mỏng nhưng lại nâng dáng mũi quá cao thì lớp da bên trên sẽ nhanh chóng bị mỏng dần, không thể che phủ, làm lộ rõ vật liệu độn dưới da, nhất là ở vùng đầu mũi. Nếu sử dụng vật liệu nâng mũi quá cứng, dày còn có thể làm thủng da đầu mũi.
Nâng mũi bằng sụn tự thân là gì?
Đây là phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng sụn tự thân từ chính cơ thể bệnh nhân như sụn tai, sụn vách ngăn hoặc sụn sườn,...Bác sĩ sẽ sử dụng loại sụn phù hợp với từng vùng mũi để đạt hiệu quả thẩm mỹ và có độ an toàn cao nhất.
Sụn vành tai có đặc điểm là mềm nên thường được chọn để bọc đầu mũi, có thể ôm trọn vùng đầu mũi, tạo đầu mũi tròn, thon gọn tự nhiên.
Sụn vách ngăn có đặc tính thẳng nên có thể dùng để ghép mở rộng vách ngăn, dựng trụ mũi, giúp tái cấu trúc dáng mũi từ trong ra ngoài, xử lý hoàn toàn mọi vấn đề về vách ngăn mũi.
Đối với sụn sườn, bác sĩ Quang Dũng chỉ định rõ có thể lấy từ sụn sườn số 6,7 thường được dùng để dựng trụ mũi, hoặc nâng cao sống mũi, loại sụn này vốn linh hoạt có thể tạo hình và định hình sống mũi nhanh chóng, tạo dáng mũi hài hòa với gương mặt.
Tóm lại, sụn tự thân được lấy từ cơ thể nên có độ tương thích cao, không gây phản ứng đào thải hay dị ứng. Bên cạnh tính an toàn, sụn tự thân thường có chi phí cao hơn, do phẫu thuật phức tạp, thời gian thực hiện cũng lâu hơn. Ngoài vết thương ở mũi, khách hàng sẽ phải chịu thêm vết thương ở vị trí lấy sụn.
Nên lựa chọn nâng mũi với loại sụn nào?
Việc lựa chọn loại sụn nào vẫn còn phụ thuộc vào tình trạng mũi, mong muốn và tài chính của khách hàng. Phương pháp nâng mũi cấu trúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa sụn tự thân và sụn nhân tạo giúp khắc phục tối ưu mọi khuyết điểm về mũi như sóng thấp, đầu mũi ngắn hếch, cánh mũi to bè,…
Để thực hiện phương pháp nâng mũi cấu trúc, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sụn tự thân (sụn vách ngăn, sụn tai hoặc sụn sườn), tiếp đến bóc tách khoang mũi và đưa sụn vào bên trong để dựng trụ, tạo hình đầu mũi. Sau đó, sụn nhân tạo hoặc sụn sườn được cắt gọt rồi đưa lên phần sóng mũi và cố định. Tùy mỗi tình trạng mũi ban đầu của từng khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn và có phương pháp thực hiện khác nhau để tạo ra kết quả phù hợp với từng khuôn mặt của khách hàng.
Các bạn muốn tư vấn và thăm khám với Bác sĩ Nguyễn Quang Dũng chuyên khoa Phẫu thuật thẩm mỹ tại Viện Y học Phòng không - Không quân có thể đặt lịch theo Hotline: 0842805999 hoặc qua trực tiếp Khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Tầng 9 nhà D4 Viện y học Phòng Không Không Quân - 225 Trường Chinh, Thanh Xuân Hà Nội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!