Tại sao vết thương ở miệng nhanh lành hơn ở vùng da khác?

Theo Dân trí-Thứ sáu, ngày 27/07/2018 12:58 GMT+7

VTV.vn - Các vết thương ở miệng nhanh lành nhờ các chất điều chỉnh chính của các phản ứng miễn dịch.

Các vết thương ở miệng nhanh lành hơn vết thương ở các vùng da khác, và hiện nay các nhà khoa học đang tìm hiểu xem vết thương ở miệng nhanh lành hơn bằng cách nào.

Tại sao vết thương ở miệng nhanh lành hơn ở vùng da khác? - Ảnh 1.

Theo báo cáo của các nhà nghiên cứu trên Science Translational Medicine ngày 25/7, một số chất điều chỉnh chính của hoạt động gien làm việc quá mức ở miệng để chữa lành các vết thương mà không để lại sẹo.

Theo các nhà khoa học đến từ Đại học California, San Diego và Viện Nghiên cứu Sức khỏe Quốc gia ở Bethesda, Md, những chất điều chỉnh này – các protein SOX2, PITX1, PITX2 và PAX9 – hoạt động trong các tế bào da được gọi là keratinocyte ở miệng, chứ không phải trong các tế bào da ở cánh tay. Các chất điều chỉnh kìm hãm sự sưng viêm có thể dẫn tới để lại sẹo và khởi động các chương trình phân tử liên quan tới hoạt động tế bào và khép vết thương.

Việc biết miệng nhanh lành như thế nào có thể đem lại các liệu pháp chữa trị các vết thương ngoài da mà không để lại sẹo. Luis Garza, một nhà nghiên cứu về da và là bác sĩ chuyên khoa da liễu đến từ trường Y Johns Hopkins cho biết, vì các chất điều chỉnh tham gia nhiều quá trình sinh học, gồm hướng dẫn sự phát triển một cơ quan, các nhà khoa học cần tìm ra quá trình nào quan trọng với việc chữa lành vết thương. Nghiên cứu này có lẽ sẽ mang lại một vài manh mối.

Tại sao vết thương ở miệng nhanh lành hơn ở vùng da khác? - Ảnh 2.

Tiến độ lành vết thương ở cánh tay và miệng - Ảnh từ R. Iglesias-Bartolomeet al/Science Translational Medicine 2018.

Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các vết thương nhỏ ở cả miệng và bên trong cánh tay trên của 30 tình nguyện viên. Vết thương ở miệng lành nhanh gấp ba lần vết thương ở da cánh tay - trung bình với tỉ lệ khoảng 0,3mm/ngày ở miệng so với chưa đầy 0,1mm/ngày ở cánh tay. Giảm bớt lượng PITX1 và SOX2 của keratinocyte ở miệng được nuôi trồng trong đĩa phòng thí nghiệm làm biến đổi hoạt động của các gien liên quan đến hoạt động tế bào. Tăng lượng SOX2 ở da chuột làm rút ngắn thời gian lành vết thương – từ khoảng chín ngày xuống ba ngày.

Có lẽ không phải điều bất ngờ khi lớp niêm mạc miệng và các màng nhầy khác nhanh lành. Garza cho biết đó có lẽ là kết quả của động vật có xương sống tiến hóa trong đại dương. “Chúng tôi đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu cách chữa lành vết thương dưới nước. Nên rất hợp lí khi chúng tôi có thể chữa lành vết thương trong niêm mạc ẩm ướt của mình”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước