Tất tần tật các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 9

Mai Linh (Theo Travel + Leisure)-Thứ hai, ngày 31/08/2020 14:00 GMT+7

VTV.vn - Từ “Trăng Ngô”, Sao Hải Vương ở vị trí xung đối cho đến dịp phóng tên lửa của SpaceX, đây là những sự kiện thiên văn và vũ trụ đáng chú ý nhất trong tháng sắp tới.

Tất tần tật các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 9 - Ảnh 1.

So với tháng 8 đầy ắp những cơn mưa sao băng, tháng 9 có vẻ “trầm lắng” và ít sôi nổi hơn. Thế nhưng, điều này không có nghĩa rằng không có gì đáng chờ đợi trong quãng thời gian sắp đến. Những người yêu mến vẻ đẹp của bầu trời đêm vẫn có thể chuẩn bị tinh thần để chào đón một số những sự kiện thiên văn và vũ trụ đặc sắc khác sắp diễn ra.

Ngày 2/9: Trăng tròn / “Trăng Ngô”

Mở đầu tháng 9 là dịp trăng tròn, còn có tên gọi độc đáo riêng là “Trăng Ngô”, vốn là cách đặt tên dựa trên mùa vụ nông nghiệp của người bản địa châu Mỹ. Đối với văn hóa vùng Đông Á, trăng tròn tháng 9 thỉnh thoảng còn được gọi là “Trăng Thu Hoạch”, vì trùng với mốc thời gian mở đầu kỳ gặt hái và thu hoạch nông sản.

Ngày 11/9: Sao Hải Vương đạt điểm xung đối

Khi đạt đến vị trí xung đối, Sao Hải Vương sẽ nằm thẳng hàng với Trái Đất và Mặt Trời khi nhìn từ hành tinh của chúng ta. Đây chính là thời điểm tốt nhất để quan sát thiên thể, bởi lúc này nó đang ở gần Trái Đất nhất, trở nên sáng và rõ hơn bao giờ hết, đồng thời có thể nhìn thấy xuyên suốt buổi đêm.

\Tất tần tật các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 9 - Ảnh 2.

Ngày 22/9: Thu phân

Ngày 19/9 đánh dấu khởi đầu mùa thu theo lịch thiên văn ở Bắc bán cầu và mùa xuân ở Nam bán cầu. Trong ngày 22/9, Mặt Trời sẽ đi qua đường Xích đạo thiên cầu, một vòng tròn phóng chiếu của xích đạo Trái Đất ra không gian, đánh dấu thời điểm mà thời gian của ban ngày và ban đêm đạt cân bằng.

Tất tần tật các sự kiện thiên văn nổi bật trong tháng 9 - Ảnh 3.

Ngày 29/9: Phóng tàu Cygnus NG-14 của Northrop Grumman

Công ty hàng không và quốc phòng Mỹ Northrop Grumman sẽ tiến hành vụ tiếp tế hàng hóa cho Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) từ cơ sở của NASA tại đảo Wallops, bang Virginia. Để thực hiện nhiệm vụ này, đội phụ trách đã sử dụng tàu vũ trụ Cygnus với hỗ trợ của tên lửa Antares. Điều thú vị là sẽ không có phi hành gia nào có mặt trên tàu trong đợt tiếp tế. Sự kiện này nhiều khả năng sẽ được phát sóng trực tiếp trên kênh thông của NASA.

Ngày 30/9: Phóng tên lửa GPS III SV04 của SpaceX

Nếu lỡ mất buổi phóng tàu Northrop Grumman vào ngày 29, người yêu thiên văn có thể chứng kiến một sự kiện tương tự vào ngay ngày hôm sau. Tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX của tỷ phú Elon Musk nổi tiếng đã lên lịch phóng vệ tinh GPS với tên lửa Falcon 9 từ Trạm Cape Canaveral Air Force ở Florida (Mỹ). Sự kiện này còn được phát sóng trực tuyến trên internet, giúp người hâm mộ theo dõi một cách dễ dàng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước