Tìm hiểu tập tục và quy tắc ứng xử địa phương luôn là một trong những điều cần lưu ý hàng đầu khi du lịch. Cách sử dụng và thói quen dùng nhà vệ sinh cũng không phải là vấn đề ngoại lệ. Dưới đây là những đặc điểm đa dạng và thú vị xoay quanh thói quen vệ sinh công cộng của người dân ở nhiều quốc gia khắp thế giới.
Trả phí để đi vệ sinh: London (Anh), Paris (Pháp) và Amsterdam (Hà Lan)
Ở các thành phố lớn của Châu Âu này, người ta thường phải trả tiền để sử dụng nhà vệ sinh công cộng, ngay cả khi chúng trông có vẻ là dịch vụ miễn phí. Nếu không có phí ở cửa vào, khả năng cao là các vị khách sẽ phải trả tiền cho giấy vệ sinh hoặc boa cho nhân viên trực. Một khoản tiền boa từ 0,5-1 USD (khoảng 12-23.000 VND) là đủ hợp lý.
Thường sẽ ngồi xổm: Singapore, Thái Lan và Đài Loan
Tư thế ngồi xổm đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe và tự nhiên hơn cho cơ thể. Đây có thể là lý do mà một số quốc gia ưa chuộng loại nhà vệ sinh với thiết kế phù hợp với kiểu ngồi xổm, với không gian để chân ở hai bên. Đồng thời, chúng cũng được trang bị bàn đạp hoặc xô để dội nước xả. Loại nhà vệ sinh này phổ biến hơn cả ở nhiều nước châu Á như Singapore, Thái Lan và Đài Loan.
Không nhấn xả giấy vào bồn: Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Bulgaria, Ai Cập,...
Hệ thống vệ sinh tại số quốc gia không có khả năng xử lý giấy vệ sinh hiệu quả. Do đó, nếu nhấn xả giấy vệ sinh vào bồn, du khách sẽ dễ dàng vô tình gây tắc đường ống dẫn thải. Khi du lịch đến các nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Macedonia, Montenegro, Morocco, Bulgaria, Ai Cập và Ukraine, bạn nên cho giấy vệ sinh vào thùng rác đặc biệt được sắp xếp sẵn.
Trung Quốc, Hàn Quốc: Tự mang giấy vệ sinh
Ở một số quốc gia, cụ thể như là Trung Quốc hay Hàn Quốc, khách sử dụng nhà vệ sinh cần tự mang theo giấy của mình. Điều này được xem là lẽ thường bởi các nhà vệ sinh công cộng có thể sẽ luôn không trang bị đủ giấy. Do đó, tốt hơn hết là bạn nên mang dư giấy vệ sinh khi du lịch tại những nơi này.
Dùng bồn vệ sinh với vòi rửa (bidet): Italy, Bồ Đào Nha, Nhật Bản...
Bồn vệ sinh có vòi phun nước để vệ sinh cá nhân sau khi đi vệ sinh thường được sử dụng ở Pháp. Kiểu thiết kế này cũng phổ biến ở những nơi hạn chế về mặt trang bị giấy vệ sinh và ưa chuộng dùng nước trực tiếp hơn. Một vài quốc gia sử dụng bidet nhiều nhất bao gồm Italy, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Argentina và Venezuela.
“Từ vựng cụ thể” cho nhà vệ sinh: Pháp, Đức, Australia,...
Người dân tại mỗi nơi có cách gọi nhà vệ sinh quen thuộc khác nhau. Ở nhiều quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Hà Lan, tên gọi “WC” hoặc “toilette” là tên gọi phổ thông hơn cả. Người dân Australia thì quen sử dụng từ “dunny”. Nếu du lịch tại Vương quốc Anh, bạn nên dùng từ “loo”. Nếu ở Nhật Bản, hãy tìm đến nơi có ghi 便所 (phát âm là ben-jo).
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!