Ho chỉ là một phản xạ, không phải là "bệnh"
Ho là một phản xạ để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật... có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) do đó ho cũng có thể coi như một cơ chế bảo vệ bộ máy hô hấp. Khi có một vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp làm cho niêm mạc đường hô hấp bị viêm, co thắt, bị chèn ép hoặc hít phải khói, khí độc, bụi (khói thuốc, hơi một số hóa chất như hơi của khí clo...) làm tổn thương niêm mạc đều có thể gây nên cơn ho.
BSCK. Nguyễn Tuấn Như - Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhi đồng I cho biết ho là một bệnh dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Do đó việc lắng nghe tiếng ho của con là rất quan trọng.
Ho là triệu chứng của các bệnh đường hô hấp
Khi ho kéo dài thì ho giống như tiếng lạch cạch bất thường của một cỗ máy. Tiếng lạch cạch đó báo hiệu rằng "cỗ máy" cơ thể bé đang phải đối diện với vấn đề sức khỏe bất thường.
Chẳng hạn như khi trẻ ho có đờm thường là do các bệnh lý phổ biến sau gây ra mà mỗi bậc cha mẹ cần nắm rõ để điều trị kịp thời cho con:
Cảm lạnh
Khi bị cảm lạnh, trẻ thường ho có đờm hay nôn trớ, sặc nước bọt và hơi thở không khô, khò khè, thở nhanh bất kể ban ngày hay ban đêm. Không những thế còn kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và có thể sốt nhẹ. Nguyên nhân của bệnh này chủ yếu là do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, qua cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Các cơn ho có đờm thường nhiều hơn trong đợt cảm lạnh.
Viêm phế quản
Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm phế quản chính là bé bị ho khan trong 1-2 ngày đầu, sau đó bé bị ho đờm khò khè. Đờm của viêm phế quản mạn thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng. Bệnh viêm phế quản xảy ra khi đường thở dưới hoặc cuống phổi của trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau. Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, trẻ bị ho kéo dài, tình trạng viêm phế quản có thể tiến triển sang dạng mãn tính hoặc viêm phổi.
Bệnh hen suyễn
Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của trẻ sẽ bị co thắt, phù nề, chứa đầy chất đờm nhầy gây tắc nghẽn làm xuất hiện các triệu chứng như ho, khò khè, khó thở. Đặc biệt, khi trẻ bị hen suyễn, phản xạ ho có đờm của trẻ thường xuất hiện nhiều vào ban đêm kèm theo tiếng thở rít. Thời điểm này, cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sức khỏe của con để có thể điều trị kịp thời.
Ngoài ra, ho có đờm cũng như nhiều loại ho khác cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Truy cập ngay Thuvientiengho.vn để được giải đáp chi tiết.
Các bác sĩ chia sẻ kiến thức liên quan đến ho và các triệu chứng bệnh thường mắc phải
Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng có đủ kiến thức để theo dõi, chẩn đoán sơ bộ tình trạng sức khỏe của con. Chính vì thế, đôi khi không để ý đến tiếng ho của trẻ, tình trạng bệnh diễn tiến nhanh khiến cho quá trình điều trị của bé gặp khó khăn hơn nhiều.
"Thư viện tiếng ho" đầu tiên tại Việt Nam ra đời giúp "gỡ rối" cho ba mẹ
Với những trăn trở về những khó khăn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ, nhãn hàng thuốc ho Prospan đã hợp tác với các chuyên gia Nhi đầu ngành xây dựng và phát triển trang thông tin "Thư viện tiếng ho" trên nền tảng số. Đây là một trong những chuỗi hoạt động của chiến dịch "Chuyên gia vạn tiếng ho – Hiểu tiếng ho, mang tiếng cười" của nhãn hàng thuốc ho Prospan – thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức.
Truy cập ngay trang tin thuvientiengho.vn, các bậc cha mẹ được tiếp cận những kiến thức chuẩn y khoa về bệnh hô hấp nói chung trên nền tảng số một cách sinh động và trực quan nhất.
Thư viện tiếng ho là địa chỉ tin cậy giúp bố mẹ đoán biết sơ bộ tình trạng sức khỏe của con
Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Tuấn Như - Trưởng khoa Tai mũi họng, BV Nhi đồng I cho biết ho là một bệnh dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Do đó việc lắng nghe tiếng ho của con là rất quan trọng.
"Khi con ho, việc lắng nghe tiếng ho của con rất là quan trọng. Nếu như không có kiến thức về việc này cha mẹ rất khó hoặc bị cuống khi xử lý tình huống. Thông qua thư viện tiếng ho, cha mẹ có thể nghe được tiếng ho ở các mức độ khác nhau để từ đó nhận biết tình trạng ho của con diễn biến như thế nào.
Lợi ích của thư viện tiếng ho chính là giúp cha mẹ nhận biết được tình trạng, diễn biến tiếng ho của con để từ đó sẽ biết được khi nào nên đưa con đến viện điều trị, khi nào cho con điều trị tại nhà", Bác sĩ Nguyễn Tuấn Như chia sẻ.
Với địa chỉ Thuvientiengho.vn, ở bất cứ nơi đâu chỉ cấn một cú kích chuột các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu về các triệu chứng ho, mỗi đặc điểm của tiếng ho được hình tượng hoá và miêu tả sinh động bằng hình ảnh thế giới/khu vực gần gũi: sa mạc, đầm lầy, mê cung.... Với hình ảnh trực quan cùng thông tin tin cậy, địa chỉ sẽ giúp cha mẹ có thêm cảm hứng dành thời gian thấu hiểu tiếng ho và bảo vệ con một cách tốt nhất.
Hiểu tiếng ho cùng Prospan
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!