Trăng xanh xảy ra khi nào và có thực sự là màu xanh?

CTV Thu Huyền (theo The Sun)-Thứ ba, ngày 03/04/2018 06:22 GMT+7

Nhiều người nhầm tưởng trăng xanh tức là mặt trăng có màu xanh (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Mặt trăng là tiểu hành tinh tuy gần gũi những vẫn còn vô vàn những bí ẩn chưa được khám phá đối với con người.

Trăng tròn thường diễn ra theo chu kì 29,5 ngày một lần. Đó là khi mặt trời, trái đất và mặt trăng cùng nằm trên một đường thẳng. Người Mỹ bản địa đã phát hiện ra điều này từ rất xa xưa khi họ theo dõi lịch trăng của các tháng trong năm và họ đặt cho trăng tròn mỗi tháng một tên riêng.

Siêu trăng

Năm 1979, lần đầu tiên Richard Nolle đã định nghĩa được siêu trăng – khái niệm được sử dụng rất rộng rãi hiện nay.

Theo các nhà thiên văn học, hiện tượng này xảy ra khi mặt trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất trong một quỹ đạo của nó quanh Trái Đất. Lý Thuyết của Nolle cho biết khi mặt trăng cách trái đất khoảng 360,000 km nó sẽ được gọi là siêu trăng. Ở khoảng cách gần như vậy, bề mặt của mặt trăng sẽ rất lớn và con người có thể quan sát thấy nó rõ ràng hơn bao giờ hết.

Trăng xanh

Trăng xanh là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng dương lịch – chỉ diễn ra 3 năm một lần.

Theo đó, thành ngữ once in a blue moon được dùng để chỉ một sự việc rất hiếm khi xảy ra.

Nhiều người nhầm tưởng trăng xanh tức là mặt trăng có màu xanh nhưng sự thật là từ blue trong từ blue moon chỉ là cách nói lái đi của từ blewe – tiếng Anh cổ của từ betrayer – có nghĩa là kẻ phản bội. Thông thường, một năm sẽ chỉ có 12 lần trăng tròn, nếu trăng tròn xuất hiện lần thứ 13 – nó sẽ được coi là đã "phản bội" hay không tuân theo chu kỳ âm lịch

Tuy nhiên đôi khi vẫn quan sát thấy trăng xanh có màu xanh nếu ánh sáng đỏ bị lọc ra và khí quyển của nó được bao phủ bởi cát đá và bụi.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước