Triển lãm "Nơi tôi đến": Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội

Hương Uyên-Thứ bảy, ngày 08/04/2023 09:55 GMT+7

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm.

VTV.vn - Triển lãm “Nơi tôi đến” mong muốn lan tỏa thông điệp “Vì một không gian công cộng chung cho tất cả mọi người”.

Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện nghiên cứu với nhóm nữ lao động di cư tại địa bàn Hà Nội. 20 nữ lao động di cư từ 16 - 34 tuổi với đa dạng ngành nghề đến từ nhiều miền quê khác nhau, nhưng họ đều lựa chọn Hà Nội là điểm dừng chân trên hành trình tìm kiếm, thực hiện ước mơ và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. 

Tham dự buổi lễ khai mạc có bà Nguyễn Thị Minh Hương (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam); ông Shawn Steil (Đại sứ Canada tại Việt Nam) cùng đại diện các Bộ, ban ngành Trung ương; đại diện các tổ chức quốc tế và các đại sứ quán tại Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Minh Hương (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) nhấn mạnh: “Phụ nữ di cư là lực lượng lao động rất quan trọng, góp phần vào sự phát triển kinh tế của xã hội, của các đô thị cũng như các khu công nghiệp. Tuy nhiên, họ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rào cản ở nơi đến, cả về công việc và cuộc sống gia đình…

Triển lãm ngày hôm nay chính là một diễn đàn mở để lắng nghe những tiếng nói và tìm đáp án cho các câu hỏi liên quan đến những người phụ nữ di cư. Thông qua sự kiện này, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng mong muốn có được các gợi ý để làm tốt hơn các hoạt động nhằm tạo ra môi trường sống và làm việc an toàn cho phụ nữ và trẻ em".

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Minh Hương (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Triển lãm gồm 3 chủ đề kể về hành trình những nữ lao động di cư rời xa những miền quê. Từ “Nơi tôi đi”, họ đặt chân đến những thành phố để tìm kiếm việc làm tại “Nơi tôi đến” và được giải toả những áp lực cuộc sống trong các không gian công cộng với mong ước “Nơi ấy có tôi”.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 2.

Các đại biểu tham quan triển lãm.

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 3.

Tại không gian trải nghiệm “Trà đá phố cổ”, các khách mời được giao lưu cùng chị Đỗ Thị Tươi (Áo trắng thứ 2 từ phải sang, lao động di cư, làm nghề đánh giày, là nhân vật có câu chuyện xuất hiện trong triển lãm)

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 4.
Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 5.

Chị Lê Thị Hoa (Áo kẻ hồng, lao động di cư, làm nghề bán hàng rong, là nhân vật có câu chuyện xuất hiện trong triển lãm) bên cạnh chiếc xe đẩy bán bánh rán, giao lưu cùng các đại biểu.

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 6.
Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 7.

Các đại biểu và nhân vật tham quan triển lãm tại không gian tái hiện lại dãy nhà trọ của những người lao động di cư tại Hà Nội.

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 8.

Không gian lưu giữ những cảm xúc, suy nghĩ của những người tham quan triển lãm. 

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 9.

Câu chuyện về nữ lao động di cư nhỏ tuổi nhất tại triển lãm (Trương Thị Hoài Sương, 16 tuổi, quê Hà Tĩnh).

Triển lãm Nơi tôi đến: Câu chuyện về những nữ lao động di cư tại Hà Nội - Ảnh 10.

Mong muốn của những người lao động di cư về sự cảm thông, chia sẻ của cộng đồng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước