Đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Việt Nam. Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII, thờ Đức Thánh Tích Lịch Hỏa Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng - người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.
Đình Đại Phùng có từ thời vua Trần Nghệ Tông. Kiến trúc gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung. Đầu hồi phía phải có một giếng cổ.
Trang trí ban thờ tại đình Đại Phùng
Khu di tích nằm ở trung tâm làng Đại Phùng, trên một khuôn viên rộng 2.542 m2. Kiến trúc Đình Đại Phùng gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung, đầu hồi phía phải là một giếng cổ, nguồn nước đá ong bốn mùa trong xanh.
Nội thất tòa Tiền đường, đình Đại Phùng, Đan Phượng,
Đình Đại Phùng, một "bảo tàng văn hóa, nghệ thuật dân gian" sống động, là nguồn tư liệu sáng giá để nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của cộng đồng và dân tộc.
Công trình lưu giữ nhiều mảng chạm khắc gỗ thể hiện các trò vui, những sinh hoạt văn hóa của ông cha từ xa xưa.
Đình Đại Phùng là di tích đặc biệt độc đáo ở chỗ toàn bộ cấu kiện nguyên thủy được làm bằng gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương.
Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ cao hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng.
Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng được thể hiện trên các đề tài trang trí kiến trúc, điêu khắc còn giữ nguyên được niên đại nghệ thuật thế kỷ XVII với trên 1.000 họa tiết có giá trị văn hóa nghệ thuật cao.
Ngày 15/2, huyện Đan Phượng (Hà Nội) tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với đình Đại Phùng,
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!