Văn hoá đi chùa khác lạ của người Việt

Theo VOV-Thứ hai, ngày 22/02/2016 07:38 GMT+7

VTV.vn - Hòa vào dòng người hành lễ, chứng kiến cảnh thi nhau khấn vái, tấu sớ, mong Phật chứng giám... mới thấy văn hóa đi chùa khác lạ của người Việt.

Đi lễ chùa là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Vào mồng một, ngày rằm hàng tháng, đặc biệt vào những dịp lễ, Tết có rất nhiều người đi chùa lễ Phật. Tuy nhiên, bên cạnh những người đến chùa lễ Phật, hành thiện tích đức, giữ được nét văn hóa thanh lịch khi đến cửa thiền thì cũng còn không ít người làm mai một bản sắc văn hóa, gây mất mỹ quan hay giảm giá trị văn hóa đích thực khi đi chùa lễ Phật.

Hòa vào dòng người hành lễ, chứng kiến cảnh thi nhau khấn vái, tấu sớ, cố gắng để át tiếng của nhau, mong Phật chứng giám... mới thấy "văn hóa đi chùa" khác lạ của người Việt. Quan niệm đi lễ chùa mỗi người mỗi khác. Người người chen lấn, xô đẩy cùng mâm lễ trên tay; những cô gái mặc váy ngắn, cười nói bên cạnh những người đang trang nghiêm khấn vái, lễ Phật… còn rất nhiều vấn đề đáng trách đâu đó vẫn diễn ra tại chốn cửa Phật tôn nghiêm.


Tiền được cài trên mái chùa Đồng Yên Tử

Tiền được cài trên mái chùa Đồng Yên Tử

Thượng toạ Thích Thanh Lịch, phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Nam nữ phật tử cũng chưa hiểu hết ý nghĩa khi đến chùa như có nhiều người đến chùa hái hoa, bẻ cành làm mất đi cảnh quan chốn tôn nghiêm. Những nơi cấm không đốt hương ảnh hưởng đến nơi thờ tự thì vẫn có nhiều phật tử tuỳ tiện đi vào khu vực đó thắp hương. Trang phục đến chùa lễ Phật thì rất phản cảm như là mặc áo, váy thật ngắn. Nơi thờ Phật là nơi dành cho tâm linh sâu nhất và đòi hỏi trong mỗi con người khi bước đến cửa thiền là phải có một cái tâm thanh tịnh, cái thân trang nghiêm nhất để chúng ta cầu nguyện để cho cuộc sống được bình an, hạnh phúc.

Khi đã có quy định thì mỗi phật tử đến chùa nên thực hiện và làm theo cho đúng. Ở nơi cửa Phật, mỗi người cần tỏ rõ thái độ của mình với cái tâm thành kính đối với Đức Phật và các vị Thánh, có như vậy chúng ta sẽ đạt được tâm nguyện của mình khi đến chùa”.


Thượng toạ Thích Thanh Lịch, phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh

Thượng toạ Thích Thanh Lịch, phó ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh

Sự thiếu hiểu biết về đạo Phật đang làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền. Do vậy, để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật. Tôn trọng những giá trị văn hóa của việc đi chùa lễ Phật sẽ góp phần nâng tầm giá trị của các lễ hội gắn với chùa chiền, đó cũng sẽ là cách mà mỗi người con Phật thể hiện lòng thành kính tôn nghiêm của mình khi đến cửa chùa.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước