Vì sao âm nhạc khiến ký ức của chúng ta ùa về?

Mai Linh (theo Washington Post)-Thứ sáu, ngày 10/03/2023 16:07 GMT+7

(Ảnh: iStock)

VTV.vn - Đối với nhiều người, âm nhạc có thể giúp họ khơi gợi các hồi ức và cảm xúc mãnh liệt từ những kỷ niệm đã xảy ra trong quá khứ.


Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc có thể thúc đẩy quá trình bài tiết các chất dẫn truyền thần kinh trong não, ví dụ như hormone tăng cảm giác hưng phấn, thích thú - dopamine. Bên cạnh đó, âm nhạc cũng làm giảm sự bài tiết các hormone gây ra căng thẳng như cortisol và giúp giải phóng oxytocin - hormone làm tăng mối liên kết giữa con cái và cha mẹ, cũng như mang đến sự tin tưởng và các cảm giác lãng mạn.

Theo trợ lý của một giáo sư về khoa học tâm lý tại Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri cho biết: “Âm nhạc có thể kích hoạt các phần khác nhau trong bộ não chúng ta và biến nó trở thành một công cụ đặc biệt linh hoạt. Chúng ta có thể sử dụng âm nhạc để học tập hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng sự gắn kết xã hội với những người khác. Có thể nói, âm nhạc như trở thành một bản sắc trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Đó là lý do vì sao chúng rất hữu hiệu trong việc khơi gợi lại những ký ức trong quá khứ”.

Để hiểu thêm về những ảnh hưởng của âm nhạc lên bộ não, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về các loại trí nhớ có liên quan đến hiện tượng này.

Khi chơi một bản nhạc (thay vì chỉ lắng nghe), chúng ta sẽ sử dụng bộ nhớ “thủ tục” - một loại trí nhớ dài hạn trong bộ não. Bộ nhớ này giúp bạn ghi nhớ một thói quen mà bạn có thể thực hiện hàng ngày trong vô thức và không cần phải suy nghĩ về chúng. Chẳng hạn như đạp xe, đánh răng, hay gõ bàn phím cảm ứng.

Loại bộ nhớ này khác hoàn toàn so với bộ nhớ “từng tập” - một loại trí nhớ ngắn hạn khác. Bộ nhớ “từng tập” cho phép bạn ghi nhớ mọi thứ một cách có ý thức, ví dụ như danh sách các vật dụng cần mua sắm. 

Bộ nhớ “từng phần” bắt nguồn từ vùng hippocampus của não - khu vực đầu tiên bị chứng mất trí nhớ tấn công. Điều này giải thích vì sao có những người bị mất trí nhớ nhưng họ vẫn có thể nhớ được lời bài hát và trình diễn nó.

Đối với những người có bộ não khỏe mạnh, chưa bị chứng mất trí nhớ tấn công thì bộ nhớ “từng phần” cho phép họ quay lại khoảng thời gian đặc biệt khi họ nghe một bản nhạc nào đó. 

Khi nghe được giai điệu ở thời còn trẻ, chúng ta như được sống lại trong khoảnh khắc đó. Giáo sư tâm lý học Frank Russo cho biết: “Tôi đã học trung học vào những năm 1980 và hôm nay khi tôi nghe được giai điệu từ Blondie hay Depeche Mode, tôi cảm thấy như mình được đi chơi với bạn bè mà không cần phải xin phép bố mẹ, khi lần đầu tiên tôi cảm thấy mình trở thành người lớn”.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước