Vì sao có những người bị muỗi đốt nhiều hơn người khác?

Mai Linh (theo CNN)-Chủ nhật, ngày 30/10/2022 10:13 GMT+7

(Ảnh: Getty Images)

VTV.vn - Nếu bạn từng nghi ngờ rằng mình “hút muỗi” hơn những người khác, thì hiện nay các nhà khoa học đã có câu trả lời cho bạn.

Một nhóm nghiên cứu do Leslie Vosshall, giáo sư tại Đại học Rockefeller và là người đứng đầu phòng thí nghiệm về hành vi và di truyền thần kinh đứng đầu, đã tìm hiểu lý do tại sao một số có vẻ thu hút nhiều muỗi hơn những người khác. Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 18 tháng 10.

Trong suốt ba năm, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm 64 tình nguyện viên đeo tất nylon trên cánh tay của họ trong sáu giờ mỗi ngày và đeo trong nhiều ngày. Maria Elena De Obaldia, tác giả đầu tiên của nghiên cứu - đã xây dựng một “thử nghiệm đo khứu giác hai lựa chọn”, bằng cách xây dựng một buồng thủy tinh để đặt những chiếc tất vào. Sau đó, nhóm nghiên cứu thả muỗi sốt vàng, có tên khoa học là Aedes aegypti, vào trong buồng và quan sát xem chiếc tất nào thu hút nhiều côn trùng hơn.

Thí nghiệm này đã giúp các nhà khoa học phân loại ra những người hút muỗi và những người không hút muỗi. Sau khi xem xét kỹ lưỡng lớp da của những chiếc tất hút muỗi, họ tìm thấy 50 hợp chất phân tử ở chiếc này cao hơn những chiếc khác.

Mùi từ chất tiết trên da đóng một vai trò quan trọng

Vosshall giải thích rằng các axit cacboxylic có trong những chiếc tất hút muỗi là những phân tử lớn, tuy rằng bản thân chúng không nặng mùi, nhưng khi tiếp xúc với lợi khuẩn trên da sẽ tạo ra mùi đặc trưng ở con người, đây có thể là thứ thu hút muỗi.

Thử nghiệm này cho phép các nhà nghiên cứu tách những người tham gia nghiên cứu thành "nam châm hút muỗi", những người có tất thu hút nhiều muỗi và thu hút ít, những người dường như không thu hút côn trùng. Các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng lớp da của nam châm muỗi và tìm thấy 50 hợp chất phân tử ở những người tham gia này cao hơn những người khác.

Axit cacboxylic chỉ là một phần của câu đố trong việc giải thích cách những loài côn trùng chọn mục tiêu của chúng. Nhiệt độ cơ thể và khí cacbonic chúng ta thải ra khi hít thở cũng thu hút muỗi đến với con người.

Muỗi tiến hóa để săn mồi bằng mùi hương

Matthew DeGennaro, phó giáo sư tại Đại học Quốc tế Florida, chuyên về di truyền thần kinh của muỗi chia sẻ rằng, kết quả nghiên cứu giúp trả lời các câu hỏi về những yếu tố cụ thể khiến muỗi bị thu hút bởi một số người hơn những người khác. “Điều thú vị là các axit cacboxylic này khó có thể bị phát hiện từ xa. Vì vậy, việc một người bị thu hút bởi muỗi có thể là do những hóa chất này đang bị thay đổi bởi hệ vi sinh vật trên da, tạo ra một số loại mùi nhất định. Cũng có thể là do các yếu tố khác trong môi trường phá vỡ các cấu trúc của hóa chất này, khiến cho muỗi dễ phát hiện ra mùi hơn ”.

Nghiên cứu này không chỉ giúp mọi người hiểu hơn về mức độ thu hút muỗi giữa những người khác nhau, mà còn để phát triển các sản phẩm chống muỗi hiệu quả hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước