Kỳ vĩ vẻ đẹp thành phố New York

CN (St)-Thứ tư, ngày 22/05/2013 15:59 GMT+7

Cùng ghé thăm New York và chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc hiện đại làm nên vẻ đẹp kỳ vĩ cho thành phố này.

‘ Thánh đường St. Patrick nhìn từ trên cao. Đây là nhà một công trình kiến trúc lịch sử quốc gia ở Mỹ và là nhà thờ Công giáo lớn nhất ở New York. Vào dịp Giáng sinh và năm mới, nơi đây thu hút rất đông du khách đến cầu nguyện và chụp ảnh. Con số 3 triệu lượt người viếng thăm mỗi năm quả là đáng mơ ước đối với một thắng cảnh tôn giáo.

‘ Chinatown – khu phố người Hoa vô cùng đông đúc ở phía Đông Nam khu Broadway . Đây là khu phố Tàu lớn nhất nước Mỹ với dân số khoảng 150.000 người, chủ yếu là con cháu của những người nhập cư đến lập nghiệp từ thế kỉ 18.

‘ Công viên trung tâm - “lá phổi xanh” nổi tiếng của thành phố New York. Thắng cảnh này là một công trình nhân tạo chiếm đến 6% diện tích thành phố và là một địa điểm công cộng nổi tiếng, gần gũi với thiên nhiên.

‘ Nắng hoàng hôn chiếu rọi một góc cầu Brooklyn và khu Hạ Manhattan (Lower Manhattan/Downtown Manhattan). Đây là khu tập trung nhiều tòa nhà chọc trời đẹp nhất so với các khu còn lại của New York. Chụp được cảnh đẹp này là điều khó khăn với du khách, bởi chỉ khi trên máy bay, trực thăng hay tàu đi trên sông Hudson mới thấy được góc đẹp nhất.

‘ Khu trung tâm Manhattan (Midtown Manhattan) buổi đêm trông vô cùng lấp lánh, xứng đáng với danh hiệu “thành phố không ngủ”. Đây vốn là khu trung tâm tài chính lớn nhất thế giới với phố Wall, tòa nhà Chrysler hay trung tâm Rockfeller .

‘ Cầu Brooklyn cổ kính sáng rực vào ban đêm. Đây được xem là biểu tượng đỉnh cao về kiến trúc ở New York. Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 120.000 lượt xe hơi, xe đạp và khách bộ hành qua lại trên cầu.

‘ Góc giao lộ Columbus sáng rực vào buổi tối.

‘ Tháp Hearst trông giống như một viên pha lê nhiều góc cạnh. Đây là trụ sở của tập đoàn báo chí Hearst nổi tiếng thế giới với những ấn phẩm như Cosmopolitan , Good Housekeeping ,… Thiết kế ban đầu của tòa nhà có hình dáng đặc biệt như một biểu đồ lưới tam giác, sử dụng chất liệu tiết kiệm là thép tái chế.

‘ Toàn cảnh những tòa nhà chọc trời của siêu đô thị “quả táo lớn”.

‘ Sương sớm lan tỏa trên cầu Manhattan , một trong ba cây cầu nối liền quận Queens và quận Brooklyn . Cây cầu này “đâm thẳng” vào khu Chinatown , vì vậy người dân New York nếu muốn đi chợ dịp cuối tuần đều phải đi qua cây cầu này.

‘ Một góc chụp cây cầu Brooklyn đối xứng trông vô cùng ấn tượng. Hình ảnh chiếc cầu treo nổi tiếng này xuất hiện khá nhiều trong một số tác phẩm văn học, ca nhạc và điện ảnh như phim tài liệu Brooklyn Bridge của đạo diễn Ken Burns từng được đề cử giải Oscar năm 1982 hay ban nhạc Johnny Maestro and The Brooklyn Bridge với ca khúc nổi tiếng

The Worst That Could Happen...

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước