Cần tính toán lại chính sách điểm cộng ưu tiên đại học theo khu vực

Hoài Thương, Ngọc Phức, Mạnh Hùng-Thứ năm, ngày 23/06/2022 15:00 GMT+7

VTV.vn - Sau nhiều lần thay đổi, cơ chế cộng điểm ưu tiên khu vực đã bộc lộ nhiều bất cập khiến các chuyên gia đề xuất sửa đổi tổng thể hơn để phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Theo một khảo sát ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hơn 40% thí sinh trúng tuyển của 4 năm trở lại đây là nhờ chính sách ưu tiên, nghĩa là nếu không có điểm ưu tiên thì những thí sinh này sẽ trượt đại học.

"Trong số 40% thí sinh được trúng tuyển, đầu vào nhờ điểm ưu tiên này, đa số vẫn đáp ứng được chương trình đào tạo. Nhưng ở điểm giỏi CPA có sự phân hóa khá cao khá khác biệt giữa nhóm được ưu tiên và không được ưu tiên. Đấy là việc khá suy ngẫm về vấn đề này" - PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói.

Năm 2021, thí sinh khu vực 1 trúng tuyển ngành y đa khoa của Đại học Y Hà Nội chiếm ưu thế với gần 350 em, trong khi ở khu vực 3 chỉ có 26 thí sinh.

Không được cộng điểm ưu tiên, dù có làm một bài thi gần đạt điểm tuyệt đối 30 điểm, một bộ phận thí sinh khu vực 3 vẫn có thể trượt đại học.

Lê Thị Trúc Linh (lớp 11, Trường THPT Lomonoxop, quận Nam Từ Liêm Hà Nội) là lứa thí sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào năm sau. Cũng là năm bắt đầu chính sách mới theo hướng giảm dần điểm ưu tiên.

Tuy nhiên, dù điều chỉnh như thế nào, điều quan trọng là diện ưu tiên trong xét tuyển thì vẫn chiếm đa số.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT - cho biết: "Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp THPT hằng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế".

Vì vậy, theo chuyên gia giáo dục, cần xác định lại các khu vực ưu tiên hoặc tiếp cận theo hướng đại học dành tỷ lệ nhất định cho ứng viên đến từ khu vực khó khăn.

Nhìn lại kỳ tuyển sinh năm 2021, rất nhiều học sinh điểm cao vẫn trượt nguyện vọng 1 trong nuối tiếc. Như bạn thí sinh ở Hà Nội này chỉ thiếu đúng 0,05 điểm để đỗ đại học và giờ em đã phải bước sang một ngã rẽ khác.

Sự công bằng khi tham gia cuộc đua giành vé vào các trường đại học hàng đầu là điều là tất cả thí sinh đều mong muốn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước