Câu chuyện kiến tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn chuyên gia

PV-Thứ ba, ngày 10/01/2023 16:30 GMT+7

VTV.vn-Theo các chuyên gia, sự leo thang của toàn cầu hoá cùng quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng, đặc biệt là trong và sau COVID-19 đã đặt ra thách thức lớn cho người lao động.

Các chuyên gia nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực, lãnh đạo những doanh nghiệp hàng đầu trong nước và quốc tế bàn về tầm quan trọng của việc thay đổi định hướng giáo dục và đào tạo, đáp ứng tiêu chí ngày càng cao của thị trường.

Ngày 22/12 vừa qua, tại buổi tọa đàm do Trường Đại học Văn Lang tổ chức, thuộc khuôn khổ sự kiện Công bố Nhận diện thương hiệu mới, các diễn giả, lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu đã chia sẻ quan điểm đáng chú ý về nhu cầu của thị trường lao động và sự bức thiết của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nhân lực Việt Nam.

Theo các chuyên gia, sự leo thang của toàn cầu hoá cùng quá trình công nghiệp hoá nhanh chóng, đặc biệt là trong và sau COVID-19 đã đặt ra thách thức lớn cho người lao động. Thống kê của McKinsey (2018) chỉ ra, 80% doanh nghiệp Đông Nam Á có nhu cầu cải thiện kỹ năng cho nhân sự để đáp ứng yêu cầu xã hội và tồn tại. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, tư duy bậc cao, kỹ năng xã hội và trí tuệ cảm xúc là những kỹ năng quan trọng mà sinh viên cần được giáo dục, đào tạo để nâng cao lợi thế cạnh tranh, đáp ứng tiêu chí khắt khe của thị trường quốc tế.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận định, đại dịch COVID-19 đã và đang đặt chúng ta trước một hoàn cảnh mới mà ở đó, người lao động và doanh nghiệp được đặt vào thế phải thay đổi để cạnh tranh và sống còn. Quan điểm này cũng nhận được sự đồng thuận của bà Huỳnh Thị Xuân Liên - Thành viên HĐQT PNJ và bà Tú Quyên - Giám đốc điều hành Microsoft Việt Nam.

Theo đó, bà Tú Quyên cho biết: "Những dịch chuyển về công nghệ đi vào từng ngóc ngách cuộc sống. Mọi doanh nghiệp đều nói tới chuyển đổi số. Nhưng sau COVID-19, quá trình này đã được đẩy nhanh rất nhiều. Thay vì 2 năm, nó diễn ra trong 2 tháng. đáp ứng phương pháp làm việc từ xa mà an toàn, hiệu quả… Các sinh viên phải xây được lộ trình nắm bắt rất nhanh". Và đó chỉ là 1 trong số những kỹ năng cần được re-skilling, up-skilling (cải thiện, nâng cao) để đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường lao động.

Câu chuyện kiến tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 1.

Các diễn giả tại sự kiện công bố nhận diện thương hiệu của trường Đại học Văn Lang.

Đồng quan điểm, bà Huỳnh Thị Xuân Liên - thành viên Hội đồng quản trị PNJ cho biết, trong bối cảnh này, nhiều thứ trở nên lỗi thời nhanh chóng, ngay khi mới xuất hiện. Do đó, người lao động cần có tư duy mở để học hỏi điều mới, chọn lọc kiến thức hay kỹ năng ứng dụng thực tế hiệu quả.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh - Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP Hồ Chí Minh, để ứng phó kịp thời trước những thay đổi này, kỹ năng tư duy phức tạp, kỹ năng xã hội - cảm xúc và công nghệ đều quan trọng.

Trong đó, tư duy phức tạp giúp người học xác định những dữ liệu mang tính "chìa khoá", nhân tố hệ thống. Kỹ năng xã hội và cảm xúc có tính hệ thống tương tác liên hoàn giữa các chiều kích; bởi động lực hành động không chỉ bó hẹp vào lý trí, lợi ích bản thân. Cuối cùng, kỹ năng công nghệ là hành trang để người trẻ làm chủ những thiết bị, công cụ hiện đại.

Câu chuyện kiến tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 2.

Đại học Văn Lang cơ sở ba.

Ở góc nhìn đào tạo thế hệ trẻ, ông Cao Trí - Chủ tịch Tập đoàn Giáo dục Văn Lang cho biết, ĐH Văn Lang đã nhận định rõ nét tầm quan trọng của việc chuyển mình theo thời đại mới. Đây cũng là lý do Trường Đại học Văn Lang quyết định theo đuổi định hướng mới nhằm bắt kịp nhu cầu nhân lực thời toàn cầu hóa. Tại sự kiện, đơn vị công bố bộ nhận diện thương hiệu và chia sẻ mục tiêu "trở thành trường đại học Việt Nam chuẩn quốc tế".

Theo đó, giáo viên, giảng viên phải thay đổi cách tiếp cận vấn đề, giảng dạy với học sinh, sinh viên. Thay vì truyền tải kiến thức, đội ngũ hướng tới giúp học sinh, sinh viên phát triển năng lực nền tảng; truyền cảm hứng khám phá; chú trọng học sâu và hướng đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của xã hội.

"Chúng tôi xây dựng lộ trình cho từng năm để đến 2030, Đại học Văn Lang trở thành một trong những đại học trẻ được ngưỡng mộ nhất châu Á", ông nói thêm.

Lộ trình này bắt đầu từ trước khi Đại học Văn Lang thay đổi bộ nhận diện. Tới nay, trường đã phát triển chương trình học đối sánh với các trường đại học top 100-200 thế giới, đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Sinh viên tại đây có thể học kỹ năng mềm tương ứng với bộ kỹ năng thế kỷ 21.

Đồng thời, Trường đại học Văn Lang thành lập Viện Ngôn ngữ với sứ mệnh nâng chuẩn tiếng Anh đầu ra cho sinh viên với yêu cầu tương đương IELTS 6.0. Ngoài ra, trường có Trung tâm phát triển năng lực sinh viên nhằm phát triển các kiến thức, kỹ năng cần thiết bên cạnh chuyên môn.

Câu chuyện kiến tạo nguồn nhân lực chất lượng cao từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 3.

Sinh viên Đại học Văn Lang học thực hành với thiết bị hiện đại.

Ông Cao Trí chia sẻ thêm, đến năm 2022, Đại học Văn Lang đã có 30 chương trình liên kết quốc tế và tiếp tục mở rộng hợp tác, đưa các chương trình đào tạo 100% từ các trường đại học hàng đầu thế giới về giảng dạy.

Đồng thời, trường tổ chức hơn 700 sự kiện hoạt động văn hóa nghệ thuật xã hội mỗi năm và nhiều dự án phục vụ cộng đồng theo mô hình học tập service-learning, giáo dục thể chất… để đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên.

"Chúng tôi cũng đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, phục vụ cho học tập và các hoạt động nghiên cứu, từ đó, thu hút các hoạt động giao lưu học thuật, nghiên cứu viên hàng đầu", ông Nguyễn Cao Trí nói thêm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước