Những chiếc điện thoại thông minh hiện rất phổ biến trong cuộc sống. Đây là biểu hiện rõ ràng nhất của thời đại số hóa và công nghiệp 4.0 - thời đại của công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Khi máy móc có thể thay thế con người ở một số vị trí, số lượng lao động thất nghiệp sẽ tăng cao. Thực trạng này đòi hỏi khối Giáo dục nghề nghiệp phải thay đổi để thích ứng trước khi bị tụt hậu.
Với việc liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, TP.HCM hiện có nhiều trường nghề đảm bảo gần như toàn bộ đầu ra cho sinh viên. Có thể kể đến Trường Cao Đẳng Kỹ nghệ II tại TP.HCM, Cao đẳng Nghề Thủ Đức, Đại học Nguyễn Tất Thành với ngành Dược... Việc này đã góp phần vào việc tạo thương hiệu của nhà trường và để làm được điều này, các trường bắt buộc phải tự chủ.
Có thể thấy, khối Giáo dục nghề nghiệp đã có sự chuẩn bị tốt cho tương lai trong từng đường đi, nước bước. Câu hỏi được đặt ra lúc này với người lao động là những ngành nghề nào sẽ không bị tác động, thậm chí có cơ hội phát triển trong thời đại mới; thị trường đang cần nguồn lao động như thế nào? Đó chính là lý do mà Bộ LĐ-TB&XH đã mời các chuyên gia từ CHLB Đức chia sẻ kinh nghiệm và yêu cầu đặt ra. Nguyên nhân là do Đức là một trong các quốc gia sớm bước vào công nghiệp 4.0 và có nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nước ta.
Xu hướng đào tạo nghề 4.0 trong ASEAN VTV.vn - Xu hướng đào tạo nghề, tương lai việc làm tại ASEAN trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là những nội dung được quan tâm tại Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!